Gia Lai: Nhiều đơn vị chi trả thiếu tiền khoán bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Qua giám sát tình hình sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai đã phát hiện nhiều chủ rừng là UBND các xã đã chi trả thiếu tiền khoán bảo vệ rừng của dân.
UBND xã Ia Tul (huyện Ia Pa) chi trả tiền DVMTR cho người dân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Ảnh: M.N
UBND xã Ia Tul (huyện Ia Pa) chi trả tiền DVMTR cho người dân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Ảnh: M.N
Cụ thể, UBND xã Ia Tul (huyện Ia Pa) chi trả thiếu của 6 cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng 3 năm (2016-2018) với số tiền gần 2 tỷ đồng. Trong đó, số tiền chi thiếu năm 2016 và 2017 là 919 triệu đồng; năm 2018 chậm chi trả tiền tăng thêm cho người dân nhận khoán bảo vệ rừng hơn 1 tỷ đồng.
Ngoài ra, 6 tháng đầu năm 2019, qua kiểm tra, giám sát tại 17/30 đơn vị cung ứng (16 xã, 1 Ban quản lý rừng) về công tác sử dụng tiền DVMTR, Quỹ đã phát hiện một số tồn tại, sai sót tại các xã như: Chư Đăng Ya, Hà Tây (huyện Chư Pah); Kon Gang, Hà Đông (huyện Đak Đoa); Kon Pne (huyện Kbang).
Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, những tồn tại, sai sót trên phần lớn đã được UBND các xã chấn chỉnh, dự kiến khắc phục xong trước ngày 15-7. Riêng UBND xã Ia Tul vừa chi trả bổ sung đầy đủ cho người dân qua tài khoản ngân hàng các khoản chi thiếu của 3 năm (2016-2018).
MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.