Gốc hồng cổ thụ: Thật giả khó lường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian gần đây, trên một số tuyến phố “mọc” lên những điểm bán gốc hoa hồng cổ thụ. Loại gốc hoa hồng này cũng được nhiều tài khoản facebook cá nhân rao bán, giá chỉ vài chục ngàn đồng mỗi gốc, nhưng thực ra đây chỉ là những gốc hồng thải kém chất lượng.

Tại một điểm bán hoa hồng vừa “mọc” lên trên đường Lê Duẩn, đoạn gần Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai, mỗi ngày chủ nhân đưa ra bán hàng chục chậu hồng gốc. Thoáng nhìn, những chậu hồng gốc trông khá bắt mắt với thân lớn hơn ngón tay cái, được cắt chỉ còn cao tầm 10 cm, có chồi non mỡ màng, giá bán mỗi gốc hồng chỉ dao động 40.000-50.000 đồng, một mức giá quá rẻ so với giá cây giống tại các điểm bán hoa hồng giống thông thường. Tuy nhiên, khi được hỏi chi tiết hơn về giống hoa, màu sắc thì người bán lại rất mù mờ.

  Một điểm bán gốc hoa hồng thải trên đường Lê Duẩn (TP. Pleiku).  Ảnh: H.L
Một điểm bán gốc hoa hồng thải trên đường Lê Duẩn (TP. Pleiku). Ảnh: H.L



Nhiều tài khoản trên mạng xã hội facebook cũng đang rao bán khá rầm rộ các gốc hồng cổ thụ. Phóng viên liên hệ với một chủ tài khoản thì được gửi xem trước một số bức hình minh họa về hoa của các gốc hồng này. Tuy nhiên, khi đối chiếu hoa và thân thì nhận ra chúng không phải là một, tức người bán đang “treo đầu dê, bán thịt chó”. Khi P.V chỉ rõ sự mâu thuẫn từ thông tin của người bán, chủ tài khoản lập tức im lặng…

Anh Mai Quốc Trưởng-chủ vườn hoa hồng Hương Việt tại ngã ba Cầu Sắt (TP. Pleiku), một người rất giàu kinh nghiệm về hoa hồng, cho biết: Với những người kinh doanh giống cây hoa hồng, những gốc hồng này không có gì xa lạ. Đây là gốc hồng thải do những nhà vườn trồng hoa hồng lấy bông ở Đà Lạt bỏ đi sau khi hết chu kỳ khai thác. Vì đến thời kỳ nhổ bỏ nên các chủ vườn hầu như cho không. Một số người đã lấy về, bỏ chậu và kích cho ra mầm mới rồi đem bán. “Với mỗi gốc hoa hồng như thế, chi phí đầu tư chỉ khoảng 5.000 đồng”-anh Trưởng nhận định.

Theo kinh nghiệm của nhiều chủ nhà vườn, những gốc hồng thải khi đưa về trồng hầu như rất khó sống. “Gốc hồng tự nhiên càng lớn càng quý, nhưng gốc hồng thải sau một thời gian dài kích lấy bông thì chỉ bỏ đi do bộ rễ và thân cây đã trở nên suy kiệt, già cỗi. Có những cây thậm chí đã bị thối rễ. Người bán cắt bỏ đi gần hết phần rễ và phun thuốc kích chồi cho gốc bật mầm mới nhằm khiến người mua tin rằng gốc cây còn khỏe mạnh, nhưng chỉ sau một thời gian đưa về trồng cây sẽ chết”-anh Trưởng nói.

Nhằm tránh mua phải những gốc hoa hồng kém chất lượng, mọi người có thể trực tiếp đến tận các địa điểm trồng và sản xuất hoa hồng giống ngay tại Gia Lai để lựa chọn. Tại đây, các loại hoa hồng về cơ bản đã được thuần dưỡng, chiết, ghép ổn định, bộ rễ phát triển tốt, thân cây khỏe mạnh và người bán có trách nhiệm thông tin đầy đủ về loại hoa, cách chăm sóc… Có thể kể đến một vài địa chỉ bán giống hoa hồng uy tín mà người yêu thích trồng loại hoa này có thể ghé đến trên địa bàn tỉnh ta như: vườn hoa hồng Hương Việt, vườn hoa hồng Khuê Pleiku (số 370 Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku), vườn hoa hồng tại địa chỉ 338/52 Trường Chinh, TP. Pleiku hay xa hơn là vườn hồng của anh Đinh Văn Đài (thôn 1, xã Ia Pal, huyện Chư Sê), địa điểm bán giống hoa hồng tại 935 Hùng Vương (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê…

 HẢI LÊ

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.