Ia Grai: Khẩn trương thu hồi đất rừng bị lấn chiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng và độ che phủ rừng trên địa bàn huyện Ia Grai liên tục giảm mạnh do sự lấn chiếm của người dân sử dụng vào mục đích cá nhân. Vì vậy, thời gian qua, huyện Ia Grai đã đẩy mạnh công tác thu hồi đất rừng bị lấn chiếm và trồng lại rừng theo chủ trương của tỉnh.

Theo Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai, tính đến đầu tháng 8-2017, tổng diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng của huyện Ia Grai là 10.610,4 ha, trong đó đất lâm nghiệp bị người dân lấn chiếm sử dụng là 4.090,5 ha. Thực hiện quyết định của UBND tỉnh về thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để chuyển đổi cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng lại rừng, huyện Ia Grai đã thành lập Ban Chỉ đạo thu hồi đất rừng huyện và các Ban Chỉ đạo thu hồi đất rừng cấp xã. Sau hơn 3 tháng triển khai chủ trương nói trên, toàn huyện đã thu hồi được 196,1 ha. Trong đó, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Ia Grai thu hồi được 122,1 ha tại 3 xã: Ia Khai, Ia Grăng và Ia Bă. Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai thu hồi được 74 ha tại địa bàn xã Ia Chía.

 

Thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để trồng rừng là chủ trương đúng đắn. Ảnh: N.D
Thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để trồng rừng là chủ trương đúng đắn. Ảnh: N.D

Bên cạnh đó, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Ia Grai đã phối hợp với UBND xã Ia Grăng, xã Ia Bă vận động được 47 hộ dân tự nguyện kê khai, trả lại diện tích đất rừng đã lấn chiếm gần 50 ha và cam kết tham gia trồng rừng có hưởng lợi trên diện tích này. Tính đến đầu tháng 8-2017, diện tích đất trồng rừng phòng hộ trên toàn huyện đạt gần 100% diện tích đã thu hồi, trong đó diện tích đất trồng rừng sản xuất là 40,4 ha.

Ông Nguyễn Trường Hải-Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Ia Grai, cho biết: Thời gian đầu triển khai, đơn vị gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân chủ yếu là do tập quán canh tác gắn với rừng đã ăn sâu vào tiềm thức và sinh kế của người dân. Nhiều người có thói quen du canh, chặt phá, đốt rừng khai phá rẫy mới để canh tác. Những năm qua, có hàng chục vụ việc xâm hại rừng, lấn chiếm đất rừng tại một số xã bị ngành chức năng phát hiện, xử lý bằng nhiều hình thức, kể cả khởi tố hình sự nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe. Chính vì vậy, việc thu hồi đất rừng bị lấn chiếm đã khó, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp và trồng lại rừng càng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền chưa đến nơi đến chốn, nhận thức của người dân về chính sách thu hồi, giao khoán đất để trồng rừng hưởng lợi còn hạn chế. Mặc dù vậy nhưng được sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện, sự nỗ lực của các Ban Quản lý và các xã có rừng nên công tác thu hồi đất rừng bị lấn chiếm và trồng lại rừng bước đầu đạt kết quả khả quan.  

Trong thời gian tới, các đơn vị chủ rừng và UBND các xã có rừng ở huyện Ia Grai tiếp tục triển khai công tác thu hồi đất và trồng lại rừng. Nhằm khuyến khích việc giao khoán đất cho người dân trồng rừng, các đơn vị chủ rừng đã có nhiều kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân như: Đối với những hộ đã trồng điều từ 3 năm trở lên, đề xuất cho người dân giữ nguyên điều và trồng xen cây keo, bời lời; hỗ trợ cây giống, trợ cấp kinh phí cho người dân...

Gia Cư

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.