Theo chân tổ phản ứng nhanh đến tận nhà F0 - Bài cuối: Thầm lặng những bước chân tuyến đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lo lắng cho người thân nhưng không thể ở bên chăm sóc, nhớ thương con nhưng không thể về thăm…, đó là nỗi niềm chung của những nhân viên y tế tại các trạm y tế đang căng mình chống dịch.

Tiêm vaccine tại nhà cho người già yếu ở phường Bình Chiểu, TP.Thủ Đức. Ảnh: BSCC
Tiêm vaccine tại nhà cho người già yếu ở phường Bình Chiểu, TP.Thủ Đức. Ảnh: BSCC
Gác lại nỗi nhớ nhà, nhớ con
Với những người là y tế tuyến cơ sở, công việc của họ trong mùa dịch cũng vất vả, áp lực không khác gì tuyến trên. Tại các trạm y tế xã, Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, tài xế lái xe cấp cứu… đang căng mình trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 để giành lấy từng sự sống cho bệnh nhân hoặc thức trắng đêm để đưa người đi cách ly.
Nhìn bữa cơm mỗi người ngồi một góc, anh Lê Quốc Bình, Trạm trưởng trạm y tế xã Phong Phú (huyện Bình Chánh, TP.HCM) nhớ nhà da diết, bởi lẽ từ nhiều tháng nay, anh bám trụ ở trạm chưa về nhà. Không chỉ riêng anh Bình, các nhân viên khác của trạm cũng "3 tại chỗ" giống anh. Tối nào không đi lấy mẫu xét nghiệm hoặc không phải chạy cấp cứu khẩn cấp, anh em trong trạm lại tranh thủ gọi về nhà. 
"Mọi người chỉ biết an ủi nhau cố gắng chống dịch cho tốt để sớm được về nhà. Công việc chúng tôi rất bận rộn, đi lấy mẫu rồi chăm sóc F0. Có những gia đình có con nhỏ hay cụ già trên 80 tuổi phải đi cách ly tập trung, họ di chuyển chậm, nhân viên y tế phải bế lên xe, chứng kiến cảnh đó thấy thương lắm", anh Bình tâm sự.
Anh Trúc, cùng trạm y tế với anh Bình đã không về nhà từ khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đến nay. Mọi việc chăm lo nhà cửa, con cái, cha mẹ già, vợ anh phải một mình gồng gánh. Anh: "Dù sao tôi cũng là điều dưỡng, nếu bị bệnh cũng biết cách chăm sóc sức khỏe hơn là về nhà rồi lây cho người thân. Ngày nào, tôi cũng gọi điện thoại về nhà để hỏi thăm ba mẹ nhưng sao làm hoài mà công việc vẫn đằng đẵng chưa xong".
Vừa tranh thủ xuống kiểm tra sức khỏe F0 tại nhà, vừa mang theo giấy tờ để chuẩn bị nhập liệu, chị Nguyễn Thị Tĩnh, trạm y tế phường Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức cho biết: "Nhân viên y tế cơ sở rất cực vì quá nhiều việc. Tôi vừa phải lo cho F0, vừa thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, đi tiêm vaccine nếu được điều động, kiểm luôn việc nhập liệu bệnh nhân. Những lúc thế này, mỗi người phải làm việc bằng 5, bằng 10 bình thường mà vẫn không hết việc".
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh cho biết, phường hiện có 700 ca F0, đã được đưa đi theo phân tầng điều trị. Ngoài các F0 cách ly tại nhà, phường cũng có 2 khu thu dung F0 có thể tiếp nhận cùng lúc 300 người, vì vậy hiện nay không còn tình trạng quá tải F0. Tuy nhiên, trạm y tế chỉ có 8 người nên phải huy động thêm nhiều tình nguyện viên cùng tham gia góp sức, nếu không sẽ rất quá tải cho nhân viên y tế.
Trạm y tế lưu động hoạt động 24/7
Tại trạm y tế lưu động số 7 (đặt tại Trường tiểu học Phong Phú, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh) từ sáng sớm, người dân đã hối hả đến để được tư vấn Covid-19 đồng thời test nhanh để nắm bắt tình trạng sức khỏe của mình.
Điện thoại đường dây nóng của nhân viên y tế túc trực tại trạm y tế lưu động số 7 cũng liên tục đổ chuông, người dân gọi đến nhờ tư vấn từ xa hoặc thông báo tình hình diễn biến sức khỏe. Tất cả các nút thắt, các thắc mắc đều được giải quyết thấu đáo.

Tổ phản ứng nhanh mang thuốc xuống tận nhà F0. Ảnh: B.D
Tổ phản ứng nhanh mang thuốc xuống tận nhà F0. Ảnh: B.D
Biết thông tin có trạm y tế lưu động Bình Hưng cạnh nhà mình, bà Nguyễn Hoa ở xã Bình Hưng cũng chủ động đưa cả nhà đến xét nghiệm bằng test nhanh. Bà Hoa cho biết: "Người dân chúng tôi rất vui mừng khi có các Trạm Y tế lưu động mà lại ở gần nhà, đây là điều rất thuận tiện khi cần thiết cần được tư vấn hay khám bệnh. Để khỏi mất công nhân viên y tế, chúng tôi khi đi đã dặn nhau thực hiện nghiêm quy định khoảng cách, đến khai báo đầy đủ các triệu chứng".
Chị Lê Thị Kiều Ngân, phụ trách trạm y tế lưu động xã Bình Hưng cho biết: "Bình Hưng là "điểm nóng" của Bình Chánh nên có lúc chúng tôi hoạt động xuyên đêm. Các tình nguyện hỗ trợ kết nối với chúng tôi chặt chẽ và đến nhà dân chăm sóc từ chiều nay đến sáng mai mới về. Chúng tôi còn liên tục điện thoại hướng dẫn, nắm bắt sức khỏe các ca bệnh ở nhà. Về vấn đề ăn uống, hỗ trợ dinh dưỡng cho đội ngũ y bác sĩ tại các trạm y tế lưu động thì có xã lo. Hiện riêng tại xã này có gần 50 F0 đang điều trị tại nhà đều do chúng tôi chăm sóc là chính".

Kiểm tra sức khỏe F0 tại nhà ở quận 11. Ảnh: B.D
Kiểm tra sức khỏe F0 tại nhà ở quận 11. Ảnh: B.D
Theo BS Phạm Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Y tế Bình Chánh, huyện có 15 trạm y tế lưu động. Mỗi trạm tập trung nhân lực từ các nguồn như y bác sĩ tình nguyện, nhân viên y tế tại chỗ, các cán bộ hỗ trợ… Đây là "cánh tay nối dài" cho các cơ sơ y tế để chăm sóc tốt nhất cho F0 đang điều trị tại nhà. Nhân viên các trạm y tế lưu động thường xuyên đến tận nhà dân để đo SpO2, hỗ trợ oxy, tiến hành các bước sàng lọc, liên hệ chuyển tuyến.
Không bị áp lực về cứu chữa bệnh nhân như các bác sĩ tuyến đầu nhưng với các nhân viên y tế cơ sở tại các trạm y tế lưu động, tổ phản ứng nhanh, áp lực đối với họ cũng không hề thua kém. Tuy nhiên, tất cả đều sát cánh bên nhau vì một mục tiêu duy nhất: Để cho thành phố được "mạnh khỏe" hơn.
(Hết)
Theo Bạch Dương (Dân Việt)

https://danviet.vn/theo-chan-to-phan-ung-nhanh-den-tan-nha-f0-bai-cuoi-tham-lang-nhung-buoc-chan-tuyen-dau-20210830192734502.htm

Có thể bạn quan tâm

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.