Đồng tiền ảo Bitcoin-Kỳ 5: Bitcoin và tội phạm trên mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Báo cáo của Tổ chức Cảnh sát châu Âu (Europol) với tiêu đề "Đánh giá mối đe dọa về tội phạm có tổ chức trên Internet năm 2017" nhận xét bitcoin và các loại tiền ảo khác là những tác nhân dẫn đến tội phạm trên mạng.

Nguy cơ này lớn đến nỗi Europol phải lập ra một bộ phận mới mang tên "Đơn vị chống rửa tiền bitcoin".

Bitcoin trở nên nguy hiểm vì với chế độ ẩn danh, kẻ xấu có thể sử dụng bitcoin để giao dịch mua vũ khí, mua bán ma túy, giả mạo danh tính, tiến hành dịch vụ giết thuê, rửa tiền hay tài trợ khủng bố.

 
Bitcoin trở thành phương tiện tài trợ khủng bố.
Bitcoin trở thành phương tiện tài trợ khủng bố.

Buôn ma túy bằng bitcoin

Tòa án quận nam Florida ở Miami dự kiến mở phiên tòa sơ bộ vào giữa tháng 1-2018 để xét xử Gal Vallerius bị truy tố về tội buôn ma túy trên mạng. Báo chí Mỹ đã gọi y là "trùm Pablo Escobar của web đen Dark Net".

Gal Vallerius, 38 tuổi, là công dân Pháp gốc Israel, cư trú tại thị trấn Plusquellec thuộc tỉnh Côtes-d’Armor (Pháp). Y sinh ra và lớn lên ở Israel, là người làm chủ đến 17 ngôn ngữ lập trình nên năm 17 tuổi đã làm việc cho một công ty công nghệ quốc tế.

Y gặp cô gái Nga Yasmin tại Israel và kết hôn cách đây bảy năm. Tại địa phương y nổi tiếng với bộ râu vàng hoe và từng đứng hạng tám trong cuộc thi người có bộ râu đẹp nhất châu Âu.

Gal Vallerius lấy bí danh OxyMonster điều hành trang web Dream Market đồng thời giữ luôn vai trò người điều phối và cung cấp ma túy. Theo cơ quan điều tra, trong 94.000 lời rao mua bán hàng trên Dream Market có gần 50% liên quan đến mua bán các chất gây nghiện.

Theo hồ sơ của Tòa án quận nam Florida, từ đầu năm 2017, Cơ quan phòng chống ma túy Mỹ (DEA) đã khoanh vùng trang web Dream Market và xác định đây là một trong những trang web đen hàng đầu về buôn ma túy.

Sau đó, DEA xác định người quản trị OxyMonster cũng chính là người cung cấp ma túy, cư trú tại Pháp, nhận đơn đặt hàng từ các nước châu Âu và Mỹ.

Khảo sát các giao dịch bằng bitcoin của OxyMonster, DEA xác định bitcoin thường được chuyển cho một người tên Gal Vallerius.

DEA truy tìm trên các mạng xã hội và tìm thấy các tài khoản Twitter và Instagram của Gal Vallerius. Chủ tài khoản luôn khoe bộ râu màu vàng hoe và thông báo sẽ tham gia cuộc thi người có bộ râu đẹp nhất thế giới ở Mỹ.

DEA so sánh văn phong và nhận thấy có trùng hợp giữa Gal Vallerius và OxyMonster về thói quen sử dụng thán từ "chúc sức khỏe" (cheers) và hai dấu chấm than.

Ngày 31-8-2017, Gal Vallerius cùng vợ vừa xuống sân bay Atlanta trên đường đi Austin (bang Texas) để tranh giải vô địch về người có bộ râu đẹp nhất thế giới thì bị DEA thộp cổ. Gal Vallerius khai nhận y chính là OxyMonster.

DEA khám xét máy vi tính và tìm thấy số lượng tiền ảo bitcoin trị giá nửa triệu USD trong tài khoản của Gal Vallerius.

 

Gal Vallerius và người vợ Nga Yasmin.
Gal Vallerius và người vợ Nga Yasmin.

Dùng bitcoin tài trợ khủng bố

Những người ủng hộ tiền ảo bitcoin đã nêu ra nhiều lợi ích của nó.

Một là an toàn và hiệu quả vì giao dịch bitcoin đã được số hóa trên mạng nên không thể làm giả như tiền ngân hàng. Trên chuỗi khối (blockchain) sổ cái giao dịch bitcoin, nếu muốn sửa đổi một giao dịch thì phải sửa cùng lúc trên các máy vi tính của hệ thống. Điều này không thể xảy ra.

Hai, bitcoin là tiền kỹ thuật số nên không phụ thuộc ngân hàng nào, tổ chức nào. Ba, người giao dịch bitcoin có thể dùng chế độ ẩn danh, tức chẳng cần khai họ tên, địa chỉ nào hết.

Cũng do không có quy định pháp luật nào điều chỉnh bitcoin nên các nước lo ngại các giao dịch bất hợp pháp bằng bitcoin có thể phát triển trên quy mô toàn cầu và tạo cơ hội để chuyển tiền cho bọn khủng bố dễ dàng hơn.

Ngày 14-12-2017, Zoobia Shahnaz, 27 tuổi người Mỹ gốc Pakistan, đã bị tòa án ở New York truy tố về các tội danh lừa đảo ngân hàng và rửa tiền nhằm tài trợ cho Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Bị can là nhân viên phòng thí nghiệm bệnh viện, đã sử dụng hồ sơ giả mạo để vay tiền ngân hàng, sau đó dùng hàng chục thẻ tín dụng để mua 62.000 USD bitcoin.

Theo hồ sơ điều tra, người phụ nữ này đã chuyển 85.000 USD bitcoin và nhiều loại tiền ảo khác cho các công ty bình phong ở Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan và Trung Quốc, từ đây tiền tiếp tục được chuyển đến Syria cho IS.

Zoobia Shahnaz bị bắt tại sân bay ở New York khi chuẩn bị đi Pakistan để sang Syria. Từ lúc nghi can mua bitcoin vào tháng 7-2017 đến giữa tháng 12-2017, giá bitcoin đã tăng gấp bảy lần, dĩ nhiên bọn IS hưởng lợi.

Dùng bitcoin để rửa tiền

Tiền ảo bitcoin còn có thể trở thành phương tiện để rửa tiền. Phương pháp rửa tiền rất đơn giản. Kẻ xấu sử dụng chế độ ẩn danh chuyển tiền mặt đến các trang web chuyên giao dịch tiền ảo bitcoin, sau đó bán lại bitcoin nhiều lần qua nhiều địa chỉ giao dịch và cuối cùng đổi tiền ảo bitcoin thành tiền thật USD hay euro.

Tại Nhật, cảnh sát ghi nhận chỉ trong sáu tháng tính từ tháng 4-2017 đã xảy ra không dưới 170 vụ rửa tiền liên quan đến giao dịch tiền ảo. Các vụ giao dịch được thực hiện qua các máy đặt tại Nhật.

Tổng cộng có 1.178.112 ca tình nghi, trong đó 16,2% có liên quan đến bọn cướp. Trong vòng sáu tháng, cảnh sát đã bắt giữ hơn 230 người.

Tại Bỉ vào cuối tháng 7-2017, trong khuôn khổ điều tra về rửa tiền, cảnh sát liên bang đã phát hiện một tài khoản mang bí danh "Zhao Dong 1982" hoạt động tại Bỉ đã đề nghị đổi tiền ảo bitcoin lấy tiền mặt và ngược lại, sẽ cho hoa hồng cao hơn bình thường.

Có hai nghi can bị bắt về tội rửa tiền vì đã thực hiện nhiều giao dịch đổi bitcoin không chỉ ở Bỉ mà còn tại Hà Lan và Đức. Theo yêu cầu của Bỉ, cảnh sát Hà Lan đã khám xét, bắt giữ và truy tố một đối tượng về tội rửa tiền.

Người bán và người mua tiền ảo bitcoin tin rằng cơ quan chức năng không thể "bắt tận tay, day tận mặt", song các vụ bắt giữ kể trên cho thấy tính chất ẩn danh của tiền ảo bitcoin chỉ là tương đối. Kẻ mua, người bán có thể bị nhận diện vào lúc chuyển tiền hay đổi tiền bitcoin.

Bitcoin không phải là tiền

Thống đốc ngân hàng François Villeroy de Galhau.
Thống đốc ngân hàng François Villeroy de Galhau.
Ngày 1-12- 2017, Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp François Villeroy de Galhau tuyên bố tiền ảo bitcoin đã kết hợp với một công nghệ hữu ích sáng tạo là chuỗi khối (blockchain) và công nghệ phân phối sổ cái (distributed ledger technology) và cho biết: Ngân hàng trung ương Pháp cũng đang thử nghiệm công nghệ này.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Ngoài ra đừng nên mơ hồ, bitcoin không phải là tiền hay tiền ảo mà chỉ là tài sản đầu cơ. Giá trị và tính bấp bênh mạnh của bitcoin không phù hợp với bất kỳ nền tảng kinh tế nào".

Hoàng Duy Long/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.