Đồng tiền ảo Bitcoin-Kỳ 3: 1.000 người nắm 40% bitcoin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có một số người nắm giữ số lượng bitcoin nhiều đến mức có thể gây xáo trộn thị trường. Những cá nhân này được gọi là "cá voi bitcoin".

Ngày 12-11-2017, một nhà đầu tư chuyển 25.000 bitcoin (tương đương 375 triệu USD) trên sàn giao dịch tiền ảo Bitfinex. Trong nhiều giờ liền, cộng đồng những người đầu tư tiền ảo cố tìm hiểu xem nhà đầu tư này là ai vì lo ngại nếu người này bán ra hàng loạt bitcoin, giá sẽ tuột dốc không phanh. Cuối cùng nhà đầu tư nọ thôi không bán nữa.

 
Biểu tượng bitcoin.
Biểu tượng bitcoin.

"Cá voi bitcoin"

Câu chuyện trên cho thấy một thực tế đáng lo ngại trên thị trường giao dịch tiền ảo bitcoin. Đó là một số người nắm giữ số lượng bitcoin nhiều đến mức có thể gây xáo trộn thị trường. Các cá nhân này được gọi là "cá voi bitcoin". Họ có thể thao túng giá để làm giàu trên xương máu của hàng triệu nhà đầu tư "cá bé". Ví dụ: các "cá voi" có thể phối hợp mua hàng loạt bitcoin khiến giá tăng giả tạo để tung ra bán với giá cao thu lợi.

Chuyên gia Aaron Brown từng làm việc cho Quỹ đầu tư AQR Capital Management (Mỹ) cảnh báo hiện nay 40% bitcoin đang lưu hành do 1.000 cá nhân nắm giữ. Chuyên gia Spencer Bogart tại Công ty vốn đầu tư mạo hiểm Blockchain Capital cho rằng 100 người nắm giữ bitcoin nhiều nhất đang kiểm soát 17,3% tổng số bitcoin. Chuyên gia Kyle Samani ở Quỹ đầu tư tiền ảo Multicoin Capital nhận định chắc chắn các "cá voi bitcoin" có thể tiếp xúc với nhau và đã từng thao túng giá.

Điều khôi hài là ngay cả các nhà đầu tư nhỏ cũng có thể vào các nhóm thảo luận để đồng thanh bơm bitcoin nhằm thao túng giá. Hôm 24-11-2017, sàn giao dịch Bittrex đã cảnh báo sẽ ngừng giao dịch với người tham gia đẩy giá và thậm chí có thể phạt tịch thu một phần tài sản giao dịch.

Vấn đề là rất khó nhận dạng thủ phạm. Người ít kinh nghiệm vào mạng xã hội Reddit để trao đổi thông tin trong khi kẻ có tay nghề cao hơn sẽ vào ứng dụng nhắn tin Telegram có tính bảo mật cao. Đã từng xảy ra tình trạng sau khi có kẻ kích động mua hoặc bán bitcoin trên Telegram, ngay sau đó khối lượng giao dịch bitcoin tăng đột biến. Một trong các nhóm này xưng danh PumpKing Community gồm khoảng 17.000 thành viên. Ngoài ra còn có các cộng đồng khác như Pump.im, Crypto4Pumps, We Pump hay AltTheWay.

 

Hai anh em Tyler và Cameron Winklevoss đưa ra dự án hỗ trợ giao dịch bitcoin nhưng bị bác bỏ.
Hai anh em Tyler và Cameron Winklevoss đưa ra dự án hỗ trợ giao dịch bitcoin nhưng bị bác bỏ.

Hành vi thao túng thị trường giao dịch bitcoin không bị trừng phạt vì không có quy định pháp luật điều chỉnh thị trường này. Luật sư Martin Mushkin chuyên về bitcoin nhận xét: "Không có bất kỳ minh bạch nào trong thị trường này. Trong lĩnh vực tài chính bình thường, tất cả những gì là vật chất đều phải được công bố. Còn trong thế giới tiền ảo, không có quy định nào ràng buộc".

Tháng 3-2017, Ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) từng bác bỏ dự án của hai anh em sinh đôi Tyler và Cameron Winklevoss về đăng ký thị giá cho quỹ hỗ trợ các nhà đầu tư giao dịch bitcoin dễ dàng hơn. SEC giải thích lý do từ chối do thiếu quy định điều chỉnh thị trường bitcoin.

Bitcoin quá nguy hiểm!

Trung tuần tháng 9-2017, ông Jamie Dimon, chủ tịch quản trị - tổng giám đốc Ngân hàng JPMorgan Chase & Co. ở Mỹ, đã từng tuyên bố sẽ sa thải nhân viên nào giao dịch bitcoin. Ông giải thích: "Tôi sa thải họ ngay trong một giây vì hai lý do. Một là họ làm trái quy định ngân hàng chúng tôi và hai là quá ngốc nghếch. Cả hai trường hợp đều nguy hiểm".

Tại một cuộc hội thảo về tài chính ở New York, ông này dự báo: "Bitcoin sẽ không vận hành tốt... Có thể nó sẽ tăng giá đến 20.000 USD nhưng cuối cùng cũng sẽ nổ tung". Ông nhấn mạnh: "Đó là trò lừa đảo". Ông giải thích bitcoin chỉ có thể dùng tại các khu vực địa lý khó khăn hay dành cho bọn xấu: "Nếu bạn ở Venezuela, Ecuador hay Triều Tiên..., hoặc nếu bạn buôn ma túy, kẻ giết người hay điều gì tương tự như thế, chắc chắn bạn sẽ thích bitcoin hơn đôla Mỹ. Đúng là bitcoin có thị trường nhưng là thị trường hạn hẹp".

 

Chủ ngân hàng Jamie Dimon nói
Chủ ngân hàng Jamie Dimon nói "bitcoin là trò lừa đảo".

Cuối tháng 11-2017, vào thời điểm bitcoin tăng giá ầm ầm lên 11.000 USD so với giá trên 5.000 USD cách đó hai tháng, trong vòng 24 giờ hai nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kinh tế đã cảnh báo cơn sốt tiền ảo bitcoin.

Nhà kinh tế học Pháp Jean Tirole (Nobel 2014) nhận xét: "Bitcoin là tài sản không có giá trị thực chất và không có giá trị kinh tế thực tế". Ông đánh giá: "Giá của bitcoin có thể rơi thẳng xuống số 0 nếu lòng tin vào hệ thống biến mất".

Ông nhắn nhủ: "Bitcoin có thể là giấc mơ theo xu hướng tự do nhưng đó là nỗi đau đầu thực sự đối với ai đánh giá chính sách công là yếu tố cần thiết cho nền kinh tế thị trường".

Nhà kinh tế học Joseph Stiglitz người Mỹ (Nobel 2001) cho rằng nên cấm bitcoin. Phát biểu với Hãng tin Bloomberg, ông nói: "Bitcoin không phục vụ cho bất kỳ chức năng xã hội hữu ích nào".

Nhiều nhà kinh tế học tên tuổi khác cũng có chung suy nghĩ. Nhà kinh tế học Paul Krugman (Nobel 2008) đã so sánh bitcoin tương đồng với cái xấu. Giáo sư Robert Shiller tại Đại học Yale (Nobel 2013) cho rằng "cơn sốt hiện nay trong giao dịch bitcoin không cân đối với giá trị hiện tại".

Chuyên gia kinh tế Christopher Dembik ở Saxo Banque (Pháp) ghi nhận những người hám bitcoin vẫn xem thường cảnh báo vì họ xem các nhà kinh tế học đoạt giải Nobel là người thuộc về thế giới cũ. Bởi thế trên Twitter có nhiều ý kiến châm biếm: "Nếu hai ông Stiglitz và Krugman không thích bitcoin, vậy để tôi mua".

3 nguyên nhân đẩy giá bitcoin

Trả lời báo Le Monde, chuyên gia Pháp Jacques Favier phân tích có ba nguyên nhân thúc đẩy giá bitcoin tăng vọt. Một là, các nhà đầu tư dự đoán bitcoin chắc chắn sẽ tăng giá trong tương lai. Hai là, các loại tiền ảo tương tự như bitcoin thì mất giá, do đó củng cố thêm vị thế thống trị của bitcoin. Ba là làn sóng huy động tiền ảo bùng nổ. Tuy nhiên giá bitcoin tăng trưởng không đồng nghĩa với giá trị của bitcoin gia tăng.

Trong nửa sau tháng 12-2017, giá bitcoin đang tăng đột ngột tuột dốc do sàn giao dịch tiền ảo Youbit ở Hàn Quốc thông báo (vào ngày 19-12-2017) đóng mọi giao dịch để tiến hành các biện pháp tuyên bố phá sản.

Công ty Youbit được thành lập năm 2013 chuyên giao dịch các loại tiền ảo, trong đó có bitcoin. Công ty đã bị tin tặc tấn công hai lần trong năm. Tám tháng trước, gần 4.000 bitcoin ước tính 5 triệu USD chiếm gần 40% tài sản giao dịch đã bị tin tặc đánh cắp (tình nghi thủ phạm là tin tặc Triều Tiên).

Hoàng Duy Long/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.