"Nghề"... tận diệt chim rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện nay, nhiều người ở Quảng Bình xem bắt chim là một nghề để mưu sinh...

“Nghề” bẫy chim

Từ trước, bẫy chim chỉ được coi là thú vui, chưa được gọi là “nghề”. Nhưng trong đời sống xã hội hiện nay, việc bẫy chim đã trở thành một “nghề” bởi lẽ người làm nghề này không những có đủ "ngón nghề" mà còn tập trung làm duy nhất công việc đó. “Nghề” bẫy chim cung cấp ra thị trường món “hàng hóa” đặc thù và mang lại thu nhập cao cho người đi bẫy.

 

Lưới được giăng khi mờ sáng, lúc chim rừng chưa thức dậy.
Lưới được giăng khi mờ sáng, lúc chim rừng chưa thức dậy.


Anh Kim Th. (Tuyên Hóa, Quảng Bình) nuôi rất nhiều loại chim khác nhau.

Trong cửa hàng bán và sửa chữa điện thoại của anh Th. có hơn 2 chục chiếc lồng chim với đủ các loại chim từ họa mi, chích chòe lửa, chào mào, khướu… đến những con chim hút mật hoa (chim ruồi) có đầu cổ lông màu đỏ chót, chiếc mỏ cong dài để hút mật hoa, nhụy hoa cũng được bẫy về nuôi.

Th. kể có gần chục con chim hút mật được nuôi nhưng đều bị chết, cứ mỗi lần bẫy được con mới thì lại tìm cách thay đổi khẩu vị pha chế nước thức ăn cho nó, sau nhiều lần cũng thành công.

Ah Th. đã bỏ nghề điện thoại để chuyển sang bẫy, rập chim. Quán điện thoại cũ của anh Th. thành nơi mọi người đến giao lưu, mua bán và thi thố luyện chim. Vào nghề mới, với những “đồ nghề” như keo dính, lưới bẫy chim, và lồng bẫy, lều bạt vải và loa phát có điều khiển từ xa.

Địa điểm “đánh” chim của anh Th. rất nhiều nơi, nhưng ưa thích nhất là vùng thôn Kim Lịch, xã Kim Hóa. Ở đây có đồi núi, có sông, thưa dân cư nên nhiều chim chào mào, chích chòe than,.. sinh sống và kiếm ăn. Cây thấp, nguồn thức ăn dồi dào nên chim chuyền cành và ăn dưới đất nên dễ dàng cho việc mắc lưới dụ đàn chim.

 

 Kim Th. đang gỡ những con chim bị dính lưới.
Kim Th. đang gỡ những con chim bị dính lưới.


“Mỗi thợ bẫy chim có một khu vực ưa thích để hoạt động, và thường đi từ 2 đến 3 người để hỗ trợ nhau khi bắt bẫy và chăm sóc chim mới bẫy được. Vùng nào nhiều chim thì đánh 4-5 lần là chuyển đi chỗ khác vì hết chim. Khi nào chim nơi khác tìm về đó thì lại quay lại.

Ở Quảng Bình chủ yếu bẫy lưới và bẫy đấu, còn ở các tỉnh khác họ nuôi chim cú mèo để bẫy các loại chim. Bởi chim cú mèo ít khi kêu, nhưng nó mang trong mình mùi hôi đặc trưng nên khi xuất hiện ở đâu là các loại chim khác kêu gọi nhau đến xua đuổi nên bị dính bẫy hoặc lưới giăng” anh Th. chia sẻ về nghề.

Anh Th. cho biết mùa bẫy chim kéo dài từ tháng 3, khi chim vào mùa sinh sản đến tháng 9, 10 lúc chim thay lông, nhập thành từng đàn lớn để tránh trú đông. Vào tháng 4, 5 chim ngoài tự nhiên đang giai đoạn sinh sản nên bẫy chim bằng lưới ít được, chủ yếu là bẫy đấu bằng chim mồi.

Vào rừng bẫy chim

P.V đã theo anh Th. đi ngược lên xã Kim Hóa để tận mắt chứng kiến công việc bẫy chim bằng lưới. Để bẫy được chim, thợ bẫy phải đi sớm, khi dàn cọc căng lưới xong thì trời vừa sáng, đàn chim đi ăn nghe âm thanh phát ra từ loa phát sẽ kéo nhau đến. Nếu giăng lưới muộn “trời sáng rõ mình mắc lưới sẽ làm chim phát hiện và bỏ đi nơi khác, khó dụ về được” anh Th. cho biết.

 

Một buổi bẫy chim, Th đã bắt được khá nhiều chim chào mào và “chim thịt”
Một buổi bẫy chim, Th đã bắt được khá nhiều chim chào mào và “chim thịt”


Đến ngọn đồi cây bụi thấp, anh Th nhanh chóng mắc 2 tay lưới vào các cọc tre đã được dựng sẵn theo hình chữ V giống như một cái túi ở phía cuối ngọn đồi. Mỗi tay lưới được làm bằng sợi dù màu đen, chiều dài 30m và cao 5m ngang tầm với các cây bụi ở đây. Mắc lưới xong, anh Th đặt loa phát ra những âm thanh của chim chào mào, và tránh đi chỗ khác để theo dõi.

“Khi chọn mua lưới bẫy chim thì mua màu đen hoặc trắng, lưới làm bằng sợi dù thì bền nhưng lưới làm bằng sợi cước thì nhạy (dính) chim hơn”-anh Th. chia sẻ kinh nghiệm.

Khi phát hiện những âm thanh lạ xuất hiện, anh Th. ra dấu tôi im lặng rồi chạy vòng ra phía sau những con chim chào mào kêu rích rích và nhặt đá ném liên tục cho những con chim này chuyền cành về phía lưới giăng. Những con chim hoảng hốt chuyền cành thấp bay về phía lưới đón lõng.

Kết quả lần đuổi đầu tiên, 2 con chim chào mào và 4 con chim P.V không biết tên bị dính lưới, chỉ có vài con thoát nạn bay về phía bờ suối gần đó.

Chim chào mào được gỡ nhốt vào lồng mang theo, những chú chim lạ kia được gọi là “chim thịt” vì không đúng loại chọn đánh bắt.

“Chim thịt” bị bóp chết để khỏi kêu, làm hoảng loạn những con chim đang kiếm ăn gần đó. “Chim thịt” bẫy được mang về làm mồi nhậu bởi những loại chim này khó nuôi, hoặc nuôi hót không hay nên khách không mua.

Từ sáng đến trưa, sau 5 lần đuổi chim như vậy, anh Th. đã bắt được 13 con chào mào thường và 2 con chào mào xanh, gần 20 con "chim thịt" khác. Chim ở nhà chưa nhập hết nên anh Th. không bắt thêm, mà hạ lưới để về.

“Bẫy chim rừng thì dân họ đi tranh thủ những ngày rỗi rãi, nhưng giờ thì nhiều người vì đam mê, và có kinh doanh được nên kéo nhau đi bẫy tràn lan. Cứ thấy chim gì giá trị là thông tin cho nhau để bẫy bắt cho được. Nếu trước đây thợ bẫy chỉ bắt chim trống và thả chim mái để sinh sản, thì nay chim mái cũng bị bắt biệt để về bán cho khách nuôi ghép đẻ, nuôi thả phóng sinh hay nuôi cho con nhỏ chơi…bán rẻ cũng có được ít lít xăng xe” trên đường về anh Th. kể.

 

Anh M ở xã Xuân Trạch đang trên đường vào rừng để bẫy chim.
Anh M ở xã Xuân Trạch đang trên đường vào rừng để bẫy chim.


Khác với anh Th., anh M. trú ở xã Xuân Trạch (huyện Bố Trạch) một người chuyên bẫy đấu (bẫy lồng sập có chim mồi) các loại khướu và chích chòe lửa ở khu vực rừng Ngọn Rào vùng đệm Phong Nha.

Anh M. cho biết ngày trước chim bẫy về được nhiều vì có thể sang rừng bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng bẫy trộm. Mấy năm nay lực lượng bảo vệ rừng nghiêm ngặt không vào được, nên chỉ bẫy ở khu vực rừng phía ngoài thôi. Giờ rừng đệm cũng ít chim vì rừng thu hẹp nhiều, rừng trồng thì chim ít về. Chim ít nên giá bán chim có cao hơn các năm trước.

Khi chim bố mẹ bị con người bắt thì những con chim non mùa sinh sản cũng sẽ chết vì đói trong tổ. Và mỗi ngày trôi qua, có rất nhiều người đi bẫy chim khắp nơi ở Quảng Bình như vậy thì số lượng chim bị giảm sút đáng kể.

Còn nữa (theo infonet)

Có thể bạn quan tâm

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.