Những đứa con của sông Ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dưới nắng chiều, dòng sông Ba bên thị trấn Kông Chro (huyện thị trấn Kông Chro) lăn tăn những con sóng nhỏ. Đây là thị trấn thứ ba ven sông Ba tính từ thượng nguồn sau Kbang, An Khê.

 Ca sĩ H’Ben hát bài Avơng - Gọi bạn về làng khi ngồi cạnh dòng sông Ba ở quê nhà bà
Ca sĩ H’Ben hát bài Avơng - Gọi bạn về làng khi ngồi cạnh dòng sông Ba ở quê nhà bà


Không khó để tôi tìm đến nhà bà H’Ben bởi ở thị trấn này cả đến đứa nhỏ cũng biết bà.

Người ca sĩ Bahnar

Trong ngôi nhà sát bờ sông hướng mặt ra con đường nằm sau ngôi chợ thị trấn, khi tôi đến bà H’Ben đang nẻ hạt bắp. “Bắp này do H’Ben trồng đó. Trồng để nhớ lại cái thời nhỏ của H’Ben”. Ở đây người phụ nữ Bahnar tuổi 85 luôn xưng tên mình khi trò chuyện.

Khắp Kông Chro, không riêng gì những buôn làng bên sông Ba ai cũng biết H’Ben, quý H’Ben, coi H’Ben là niềm tự hào của người Bahnar. Bởi H’Ben là ca sĩ người Ba Na thế hệ đầu tiên được biết đến không chỉ ở cộng đồng Bahnar, Tây Nguyên mà còn ở cả nước, là giọng ca Bahnar được lưu diễn tại 12 nước Á, Âu và Mỹ Latin.

“H’Ben không thể sống xa con sông Ba, con sông mà người Bahnar mình gọi là Đak Rông - con nước lớn...”. Và chuyện H’Ben từ giã ngôi nhà êm ấm ở phố thị Pleiku đã khiến nhiều người ngạc nhiên.

Nhưng với người Bahnar bên sông Ba thì họ coi đó là lẽ đương nhiên, giống như cái lá phải che cho cái thân cây, khi rụng phải rụng xuống cái gốc đã nuôi dưỡng mình. Câu chuyện H’Ben kể về sông Ba, về đời mình nghe cứ miên man.

“H’Ben xa sông Ba, xa cái núi Kông Chro, xa buôn làng là vì công việc mà mình phải làm - H’Ben nói bên bàn thờ người chồng mới mất hồi trước tết - Về được làng cũ bên sông, H’Ben cảm ơn chồng nhiều lắm.

H’Ben nhớ miết cái câu nói của chồng “em đi đâu anh đi đó” hồi H’Ben cùng chồng rời Hà Nội để về Pleiku sau ngày hòa bình, cũng như hồi H’Ben nghỉ làm hiệu trưởng Trường Văn hóa nghệ thuật Tây Nguyên cùng chồng về lại đây”.

Chồng H’Ben là nghệ sĩ violon Lê Đức Thịnh, người Hà Nội, cặp đôi nghệ sĩ ưu tú được nhà văn Nguyên Ngọc gọi là “mối tình đẹp nhất Tây Nguyên”.

Có được giọng ca tuyệt hảo, H’Ben nói là nhờ con sông Ba cho mình. 12 tuổi, cô bé H’Ben đã tập tành luyến láy giọng ca theo mẹ: “Mặt trời xuống núi rồi bạn ơi/Ta cũng về làng thôi”. Rồi giọng hát H’Ben dần hình thành vượt ra khỏi những buôn làng.

14-15 tuổi H’Ben được chọn đi hát mừng chiến thắng đồn Tây ở An Khê, ở Cheo Reo, vài ba năm sau được xuống Phú Yên hát tiễn những người tập kết ra Bắc. Rồi H’Ben cũng đi tập kết, trở thành ca sĩ ở Đoàn ca múa Tây Nguyên (Hà Nội).

Năm 1956 Anh hùng Núp “bắt cóc” H’Ben đem về chỗ ông ấy ở để tổ chức lễ cưới. Nhưng H’Ben được tin vợ “nối dây” (em ruột người vợ đầu đã chết của ông) vẫn còn nên cô từ chối. Sau đó Anh hùng Núp để H’Ben được tự do.

Năm 1959 H’Ben và nghệ sĩ Đức Thịnh cưới nhau. Bà H’Ben cười, kể lại chuyện mình được chọn đóng vai mẹ của Anh hùng Núp trong phim Đất nước đứng lên từ kịch bản của nhà văn Nguyên Ngọc.

“Cuộc đời H’Ben nhiều vui buồn lắm. Nhưng vui với H’Ben là được trở về với sông Ba, với núi Kông Chro. Kon Chro nghĩa là núi cầu vồng. Vì cứ hễ trời mưa ở hướng tây là cái cầu vồng lại hiện ra ở núi Kông Chro...”-bà H’Ben nói.
 

Nghệ sĩ Nay Phai đánh nhạc cồng chiêng pơrơtúk
Nghệ sĩ Nay Phai đánh nhạc cồng chiêng pơrơtúk


Và tiếng cồng chiêng Jrai

Sông Ba hùng vĩ và phóng khoáng đã sinh ra những đứa con ưu tú của nó như ca sĩ H’Ben và nghệ sĩ Nay Phai - một bậc thầy về âm nhạc cồng chiêng ở thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa). Tôi phải chạy hơn 50 km sau khi vượt đèo Tô Na mới gặp được ông.

“Mình hát được, đánh được đến 40 bài cồng chiêng. Bài nào cũng có cái hay riêng vì cồng chiêng ở Trường Sơn - Tây Nguyên có nhiều loại, có bộ chiêng cổ 15-16 chiếc, còn chiêng mới được mình cải tiến một bộ có đến 25-26 chiếc...”-Nay Phai nói.

Sinh ra, lớn lên ở Ayun Pa, người nghệ sĩ 60 tuổi này từng rong ruổi khắp Tây Nguyên để chỉnh sửa âm thanh cho những bộ cồng chiêng lúc ông vừa tròn 20 tuổi.

Ông nói: “Sông Ba ở Hậu Bổn (tỉnh lỵ của Phú Bổn xưa kia, nay là Ayun Pa) yên lành lắm. Hồi nhỏ một mình tôi thường ra đó tắm, nằm trên cát nghe gió riu riu trên mặt nước. Nhưng khi có mưa gió, họ (sông Ba) mạnh như bão... Mình nghe được tiếng của họ, lặng im nghe. Rồi bên tiếng của họ, mình lại nghe con chim pơrơtúk - cái con chim nhỏ như chim sẻ, thường kêu nhiều từ mùa tháng 3 - cứ kêu pơrơtúk, pơrơtúk, mình lại càng thích”.

Nghệ sĩ phải sáng tạo, Nay Phai nói. Và ông đã làm được điều đó từ dòng sông đã cho ông nước uống, con cá, lá rau, hạt gạo.

“Năm 1984, khi trên sông Ba nghe tiếng sông, tiếng chim pơrơtúk êm đềm với ngọn gió thổi rào rào trở lại, mình nghĩ đến âm thanh cồng chiêng theo giai điệu này, rồi mình về miệt mài tạo ra cho được bộ cồng chiêng pơrơtúk với tiếng sông Ba đầy ký ức. Bài hát pơrơtúk thì ông nội mình - cũng là thầy chỉnh sửa cồng chiêng - đã hát rồi, nhưng đến đời mình mới tạo được bài nhạc cồng chiêng pơrơtúk, dân mình nghe rất thích...”-Nay Phai giãi bày.

Theo Tuoitre

“Nghệ sĩ ưu tú H’Ben có rất nhiều công sức truyền tải, quảng bá văn hóa dân tộc, đặc biệt là nghiên cứu, sưu tầm âm nhạc, dân ca của người Bahnar cho nhiều thế hệ học sinh Trường Văn hóa Nghệ thuật Tây Nguyên.

Còn nghệ nhân ưu tú Nay Phai là người đứng đầu trong quảng bá văn hóa cồng chiêng không chỉ ở tỉnh Gia Lai mà khắp Tây Nguyên và cả thế giới. Nay Phai được cộng đồng tin cậy ở tài thẩm định âm thanh để chỉnh sửa cồng chiêng, ở năng lực truyền dạy âm nhạc cồng chiêng vượt trội cho thế hệ trẻ ở Tây Nguyên”.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân 
(giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.