Bệnh nhân 91 chưa có người nhà, ai sẽ làm thủ tục khi ghép phổi?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tròn 2 tháng bệnh nhân 91 nhập viện điều trị COVID-19, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM vẫn chưa liên lạc được với thân nhân của nam phi công này. 
Trao đổi với Lao Động sáng 17.5, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM thông tin, sức khoẻ bệnh nhân 91 còn tiên lượng rất nặng.
Bệnh nhân nằm yên, uống an thần, thỉnh thoảng có kích thích nhẹ. Không ghi nhận xuất huyết, tim co bóp đồng bộ. Bệnh nhân tiếp tục được chỉ định thở máy, can thiệp ECMO, lọc máu, kháng sinh, kháng nấm.
Khi biết bệnh nhân này đang trong giai đoạn nguy kịch, chỉ khi được ghép phổi mới có thể sống sót, đã có nhiều người trong nước tình nguyện hiến phổi tặng cho bệnh nhân 91, tuy nhiên Bộ Y tế hướng đến việc tìm nguồn phổi từ người cho đã bị chết não. 
Trong trường hợp bệnh nhân 91 không có người thân hoặc người thân chưa liên lạc với bệnh viện ở Việt Nam, trước khi tiến hành ghép phổi cho bệnh nhân, Đại sứ quán Anh sẽ phải đại diện phía người nhà bệnh nhân để làm các thủ tục ghép phổi.  
Như Lao Động đã đưa tin, bệnh nhân 91 (43 tuổi, nam phi công người Anh) từ ngày 13 đến 18.3 có tới quán bar Buddha, nơi được xem là "ổ dịch" tại TPHCM. 
Ngày 17.3, bệnh nhân khởi phát sốt, ho. Đến chiều 18.3, bệnh nhân tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM khám và được xác định mắc COVID-19. Bệnh nhân được theo dõi và điều trị tại bệnh viện này từ đó tới nay.
ANH NHÀN (LĐO)

https://laodong.vn/suc-khoe/benh-nhan-91-chua-co-nguoi-nha-ai-se-lam-thu-tuc-khi-ghep-phoi-805960.ldo

Có thể bạn quan tâm

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.