"Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc” là mệnh lệnh của Thủ tướng Chính phủ, bắt buộc các địa phương phải thực hiện thật tốt, không thể lấy bất cứ lý do gì để biện minh nếu như không hoàn thành nhiệm vụ.

Năm 2020 cũng là năm nhiều gian khó, cùng với đại dịch là 13 cơn bão đổ vào các tỉnh miền Trung, nhưng với quyết tâm không để dân thiếu đói, tất cả các nguồn lực đã được huy động và chúng ta đã vượt qua. Tất nhiên, sẽ không ai dám nói tất cả người dân đều no đủ, bởi vì có quá nhiều hoàn cảnh, nhiều thân phận, nhiều sự bất trắc khó lường.

Lần bùng dịch này là một thử thách mới, sự thiếu ăn thiếu mặc không chỉ là nỗi lo cận kề mà là hiện thực với một bộ phận người nghèo. Cho nên người dân ở TPHCM và một số tỉnh không thể ở yên một chỗ, sự không chấp hành nghiêm quy định giãn cách theo Chỉ thị 16 cũng vì cái lẽ này.

Vì vậy, trách nhiệm của chính quyền là lo ăn lo mặc cho người dân trong lúc dịch bệnh. Tất cả đều không đi làm, không buôn bán vì phải chấp hành quy định giãn cách, lấy gì để ăn?

Có nhiều nguồn lực để lo cho dân, đầu tiên là từ cộng đồng xã hội. Ví dụ Báo Lao Động đã vận động Quỹ Dẫn Ánh Bình Minh - Ngân hàng Techcombank, hỗ trợ cho 3.000 người lao động với tổng giá trị 3 tỉ đồng. Số lao động này ở Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, mỗi người nhận được 1 triệu đồng, tuy ít ỏi nhưng rất quý lúc khốn khó.

Còn rất nhiều nhóm thiện nguyện hoạt động khắp địa bàn TPHCM, vấn đề là tổ chức thật tốt, để các nhóm này giúp đỡ bà con có hiệu quả nhất. Các tỉnh gửi tiền cho hội đồng hương chia sẻ với bà con cũng là một phần quan trọng, chỉ cần một gia đình 2 người có vài triệu đồng, cũng có thể trang trải những thứ cần thiết.

Tuy nhiên, nguồn lực chính vẫn là từ chính quyền, đủ sức để đảm bảo cuộc sống của người dân đủ ăn, đủ mặc ổn định cho đến khi kiểm soát được dịch bệnh. Sự ổn định mới làm cho người dân an tâm thực sự.

Sự ổn định đó không phải bằng những tuyên bố, mà hành động thiết thực, ngay lập tức, nhanh chóng, kịp thời.

Ngoài các gói cứu trợ bằng tiền mặt, cần phải huy động lương thực, thực phẩm, đưa đến từng hộ dân, không sót một ai. Muốn như vậy, chính quyền cơ sở phải bám sát dân, nắm chắc từng hoàn cảnh, để cung cấp lương thực, hỗ trợ chăm sóc y tế. Nếu không bám dân, rất dễ xảy ra bỏ lọt người nghèo.

Bám dân còn để đảm bảo trật tự, phân chia công bằng, không để xảy ra hộ nhiều hộ ít. Người dân cũng cần hợp tác với chính quyền, tự giác, trung thực để chia sẻ khó khăn chung của cộng đồng.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khong-de-nguoi-dan-nao-thieu-an-thieu-mac-937630.ldo

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.