Dẹp tổ chức học trước khai giảng là quá đúng!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Trần Quang Nam-Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Giáo dục Đào tạo - thông báo tại cuộc họp báo định kỳ ngày 30.6 rằng, từ năm học 2020-2021, sẽ chấm dứt tựu trường và đi học trước khoảng một tháng rồi mới khai giảng.

 

 Ảnh minh hoạ: Huyên Nguyễn
Ảnh minh hoạ: Huyên Nguyễn



Thông tin này nghe quá mừng, như một sáng kiến đổi mới xuất sắc của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Nhưng ngẫm kỹ thì chẳng có sáng kiến, chẳng có đổi mới gì ở đây cả.

Từ những năm tháng xa xưa, học sinh nghỉ hè là cứ chơi cho đến ngày khai giảng mới chính thức học lại. Nếu học sinh có đến trường sớm là vì những lý do liên quan đến sắp xếp việc học, không phải đi học. Nhưng không biết cải tổ cải tiến kiểu gì, bỗng dưng Bộ Giáo dục - Đào tạo bắt học sinh đi học trước một tháng rồi mới khai giảng sau, đó là cải lùi không phải cải tiến.

Ngày khai giảng, học sinh đến trường với tâm trạng: “Chân non dại ngập ngừng từng bước nhẹ. Tim run run trăm tình cảm rụt rè. Tuổi mười lăm gấp sách lại, đứng nghe. Lòng mới mở giữa tay đời ấm áp” (Huy Cận). Còn đi học cả tháng rồi thì còn chi “ngập ngừng”, “run run”, “rụt rè” và “lòng mới mở”.

Học một tháng rồi thì khai giảng gì nữa, cho nên dẹp bỏ việc tổ chức học trước khi khai giảng là trở về với những sự chuẩn mực của ngày xưa mà ngày nay chúng ta đã tự làm hỏng nó.

Không chỉ dẹp bỏ việc học trước khai giảng, mà nên dẹp nhiều thứ khác. GS-TS Phan Thanh Sơn Nam - Trưởng khoa Kỹ thuật Hóa học, ĐH Bách khoa TPHCM - cho rằng, nên bỏ hết tất cả các bài tập khó ở chương trình phổ thông ở tất cả các môn, chỉ giữ lại những phần cơ bản nhất, để dành thời gian làm chuyện khác. Thời gian còn lại, xin hãy thiết kế chương trình học để có thể làm những chuyện có ích hơn.

Theo Giáo sư Phan Thanh Sơn Nam, những chuyện có ích đó là luyện tập thể dục thể thao, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sống tối thiểu, rèn ngoại ngữ, và đặc biệt là “dạy thêm cho các em biết thương những phận đời dưới đáy xã hội”.

Bất cứ thời nào, dạy cho học sinh biết yêu thương tha nhân cần hơn giải được bài toán hóc búa.

Đừng nghĩ đến cải cách giáo dục với những đề án to tát, hãy dẹp ngay các loại bài tập tra tấn hại não, những bài học thuộc lòng nhồi nhét khai thác sức nhớ nhưng hủy hoại sức sáng tạo. Học sinh đến trường để học nhưng mà vui chơi, không phải những “hình nhân” di động vật vờ trong sân trường.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dep-to-chuc-hoc-truoc-khai-giang-la-qua-dung-816579.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).