Đức Cơ ra mắt mô hình "Tổ liên gia an toàn về phòng cháy-chữa cháy"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 30-9, UBND thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an huyện Đức Cơ ra mắt mô hình “Tổ liên gia an toàn về phòng cháy-chữa cháy”. Đây là mô hình đầu tiên được thành lập trên địa bàn thị trấn.

Mô hình có sự tham gia của bà con nhân dân ở đường Trần Phú (tổ dân phố 3, thị trấn Chư Ty). Đây là nơi tập trung đông dân cư, buôn bán sầm uất. Mô hình gồm 14 hộ dân tham gia. Tổ hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ về kinh phí và theo cơ chế cấp ủy Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành, các tổ chức đoàn thể phối hợp thực hiện, các hộ dân tự nguyện tham gia, lực lượng Công an làm nòng cốt, người dân thực hiện.

Các thành viên trong tổ chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định, điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC), thoát nạn, phương tiện PCCC được trang bị tại gia đình mình và các gia đình trong tổ.

Ra mắt mô hình. Ảnh Thanh Tịnh
Ra mắt mô hình. Ảnh: Thanh Tịnh

Định kỳ 6 tháng, tổ họp một lần để phổ biến kiến thức về PCCC, cứu nạn, cứu hộ; đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác PCCC của các thành viên hoặc tổ chức họp đột xuất rút kinh nghiệm khi có sự cố cháy, nổ xảy ra; báo cáo kết quả hoạt động của mô hình cho UBND thị trấn Chư Ty và Công an huyện tổng hợp.

Tại buổi ra mắt mô hình, cán bộ Công an huyện Đức Cơ hướng dẫn các thành viên trong tổ cách sử dụng bình chữa cháy tại chỗ và thực hành xử lý các tình huống khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Theo đó, chỗ ở của các thành viên của tổ liên gia an toàn PCCC lắp đặt chuông báo cháy ở khu vực thuận lợi để báo động khi có đám cháy xảy ra. Các gia đình đều được lắp đặt hệ thống còi báo động cháy, bình chữa cháy, bảng tiêu lệnh và cài đặt áp báo cháy trên điện thoại.

Cũng tại buổi lễ, đại diện Công an huyện Đức Cơ đánh giá cao công tác tuyên truyền, phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền địa phương cùng người dân các tổ dân phố đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời mong muốn mô hình được nhân rộng để toàn dân nhận thức tầm quan trọng của việc PCCC, nâng cao kiến thức, kỹ năng PCCC, giúp mọi người biết cách phòng ngừa khi xảy ra cháy nổ.

Việc xây dựng mô hình điểm về an toàn PCCC tại thị trấn Chư Ty nhằm phát huy hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” gồm: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; vật tư và hậu cần tại chỗ để chủ động phòng ngừa, làm giảm thiểu các sự cố cháy nổ xảy ra. Đồng thời, phát huy vai trò quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương.

                                                                                          ĐINH YẾN

 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.