Bình yên Ia Peng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, lực lượng Công an xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ và tham mưu giúp Đảng ủy, UBND xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Bí mật trong chiếc hộp gỗ giấu kín 27 năm
Đến thôn Thanh Bình (xã Ia Peng) hỏi người phụ nữ giao nộp khẩu súng quân dụng cùng 97 viên đạn, mọi người đều biết. Năm 1993, chị Lục Thị Huyền (SN 1975, dân tộc Tày) cùng gia đình từ tỉnh Cao Bằng đến thôn Thanh Bình lập nghiệp. Chồng chị Huyền đã lén mang theo 1 khẩu súng quân dụng và đạn với mục đích để săn bắn thú rừng. Khẩu súng được giấu trong một chiếc hộp gỗ. Thời gian sau, chồng chị mắc bệnh qua đời. Biết tàng trữ súng là vi phạm pháp luật nhưng vì lo sợ nên chị Huyền không đủ can đảm mang súng và đạn đến giao nộp cho cơ quan chức năng.
Ngày 16-10 vừa qua, Công an xã tổ chức phát động quần chúng nhân dân chung tay đảm bảo an ninh trật tự tại thôn Thanh Bình và vận động người dân chủ động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ. Sau buổi phát động, chị Huyền hiểu việc chủ động giao nộp vũ khí sẽ không vi phạm pháp luật nên đã báo với Công an xã để giao nộp khẩu súng.
Thiếu tá Phạm Văn Quân-Trưởng Công an xã Ia Peng-cho biết: “Khi chúng tôi đến nhà, chị Huyền bê ra một chiếc hộp được khóa rất cẩn thận. Khi mở ra thì mọi người có mặt đều giật mình vì bên trong là 1 khẩu súng quân dụng, dạng súng AK còn sử dụng tốt. Chúng tôi đã lập biên bản và tiếp nhận khẩu súng để bàn giao cho đơn vị chức năng theo quy định”.
Nhớ lại chuyện này, chị Huyền chia sẻ: “Mỗi lúc nhìn thấy chiếc hộp, tôi thấy bất an vì nghĩ rằng mình đang tàng trữ súng, đạn trong nhà là vi phạm pháp luật. Mặc dù khẩu súng được giấu kín trong nhà nhưng tôi vẫn sợ các con biết, chúng hiếu kỳ mang ra nghịch sẽ có khả năng gây họa. Nhiều lần tôi có ý định mang đi vứt bỏ nhưng cảm thấy sợ nên không dám... Giờ tôi đã nộp khẩu súng cho cơ quan Công an, bản thân như trút bỏ được gánh nặng đeo bám gia đình suốt nhiều năm qua”.  
Thiếu tá Phạm Văn Quân-Trưởng Công an xã Ia Peng (ngồi hàng đầu bên phải) hướng dẫn cán bộ xã tuyên truyền pháp luật qua mạng xã hội. Ảnh: Nguyễn Hữu
Thiếu tá Phạm Văn Quân-Trưởng Công an xã Ia Peng (ngồi hàng đầu bên phải) hướng dẫn cán bộ xã tuyên truyền pháp luật qua mạng xã hội. Ảnh: Nguyễn Hữu
Quyết tâm lập lại an ninh trật tự

Ông Đỗ Hồng Sơn-Chủ tịch UBND xã Ia Peng: “Công an xã không chỉ thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ mà còn góp phần gắn kết giữa các thôn, buôn và bà con các dân tộc trên địa bàn cùng phấn đấu đưa xã Ia Peng sớm đạt chuẩn nông thôn mới”.

Buôn Sô Ma Hang A (xã Ia Peng) có hơn 200 hộ với hơn 1.000 khẩu. Để đảm bảo an ninh trật tự, Công an xã đã phối hợp với Chi hội Tin lành Việt Nam-miền Nam tuyên truyền giúp bà con hiểu biết về pháp luật và nêu cao tinh thần đoàn kết.

Ông Siu Nhân-Ủy viên Ban chấp sự Chi hội Tin lành Việt Nam-miền Nam buôn Sô Ma Hang A-bộc bạch: “Tôi rất mừng khi bà con đã nhận thức và chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bà con trong buôn đoàn kết, cùng nhau xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Qua trao đổi, Công an xã và chúng tôi cũng đã thống nhất từng bước xây dựng mô hình: Chi hội Tin lành xây dựng cuộc sống bình yên”.

Bên cạnh đó, Công an xã còn phối hợp vận động 5 trường hợp từng theo “Tin lành Đê ga” quay về sinh hoạt tôn giáo thuần túy. Điển hình là trường hợp ông Rmah Thúc (57 tuổi, trú tại buôn Sô Ma Hang A) từng tham gia hoạt động FULRO, “Tin lành Đê ga”.
Thiếu tá Phạm Văn Quân cho biết: “Chúng tôi quyết tâm gỡ bỏ rào cản tự ti, mặc cảm lâu nay của gia đình ông Thúc. Qua gặp gỡ, tiếp xúc, tuyên truyền, động viên, tặng quà, hỗ trợ gia đình phát triển kinh tế... chúng tôi đã giúp ông Thúc hiểu được lẽ phải, bản thân ông tự nguyện cùng các tổ công tác của Công an và các ban, ngành của xã đến vận động một số gia đình khác từ bỏ hoạt động nhóm họp “Tin lành Đê ga”, tuyệt đối không nghe, không tin và không làm theo sự tuyên truyền lôi kéo, xúi giục của các đối tượng FULRO lưu vong. Buôn Sô Ma Hang A hiện có 5 hộ dân từ bỏ hoạt động nhóm họp “Tin lành Đê ga” để quay về sinh hoạt tôn giáo thuần túy”.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng Công an xã Ia Peng phối hợp với chính quyền cơ sở, đội ngũ già làng, trưởng thôn, người uy tín, chức sắc tôn giáo tổ chức 10 buổi phát động quần chúng đấu tranh tố giác tội phạm, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại các thôn, buôn với gần 100 lượt người tham dự. Đồng thời, gọi hỏi, răn đe hơn 22 lượt trường hợp thanh-thiếu niên hư hỏng, thường chạy xe lạng lách, đánh võng, gây rối an ninh trật tự. Công an xã đã đẩy mạnh thực hiện và hoàn thành công tác thu thập thông tin dân cư, phục vụ dự án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp căn cước công dân” theo yêu cầu.
NGUYỄN HỮU

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.