Ia Grai: Thi đua yêu nước là động lực phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) chú trọng tổ chức các phong trào thi đua để mỗi cá nhân, tập thể có môi trường rèn luyện và phấn đấu. Qua đó, các phong trào thi đua trở thành động lực cho sự phát triển.
Những tấm gương tận tụy với công việc
Hơn 6 năm làm Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Đức Thành (xã Ia Sao), ông Đỗ Vinh Quốc luôn được cán bộ, hội viên và người dân quý mến bởi sự gương mẫu và nhiệt huyết. Để hội viên nghe và làm theo, ông Quốc đã làm gương trong phát triển kinh tế. Dù đã 66 tuổi nhưng ông vẫn canh tác 1 ha cà phê, nuôi thêm gà, vịt, mỗi năm thu nhập hơn 300 triệu đồng.
Có kinh tế ổn định, ông hỗ trợ cây giống cho nhiều hội viên trong Chi hội để phát triển kinh tế gia đình. Từ đó, nhiều hội viên sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển kinh tế trang trại, mỗi năm thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên. Các hội viên trong Chi hội tự góp quỹ được 30 triệu đồng để cho những trường hợp khó khăn vay phát triển kinh tế. Đến nay, Chi hội Cựu chiến binh thôn Đức Thành không còn hội viên nghèo.
Cùng với đó, ông Quốc còn tích cực tham gia và vận động hội viên, người dân xây dựng nông thôn mới. Ông đã hiến hơn 50 m2 đất để mở rộng đường trong thôn; đồng thời, vận động hội viên hiến gần 2.200 m2 đất, tháo dỡ 600 m tường rào để thi công các công trình công cộng, đóng góp trên 110 ngày công làm 12 km đường liên xã và liên thôn.
“Đã là người lính Cụ Hồ thì không ngại khó ngại khổ, còn sức khỏe thì chúng tôi tiếp tục cống hiến cho quê hương. Chúng tôi muốn làm gương để con cháu học tập và noi theo”-ông Quốc chia sẻ.
Cô giáo Phan Thị Khánh thường xuyên trò chuyện với các em học sinh vào giờ ra chơi để tạo sự gần gũi. Ảnh: Phan Lài
Cô giáo Phan Thị Khánh thường xuyên trò chuyện với các em học sinh vào giờ ra chơi để tạo sự gần gũi. Ảnh: Phan Lài
Một điển hình khác là cô giáo Phan Thị Khánh (Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, xã Ia Bă). Năm học 2020-2021, cô Khánh dạy lớp ghép 4 và 5 với 14 học sinh. Trước ngày tựu trường, cô đến từng nhà để vận động các em đi học. Nhiều em không đủ sách vở, cô lại bỏ tiền túi mua tặng. Khi các em vắng học, cuối buổi, cô tới nhà hỏi thăm tình hình và động viên đến lớp.
Cô Khánh chia sẻ: “Giảng dạy ở điểm trường có những vất vả nhất định, nhưng càng gần gũi càng thấy thương các em hơn. Dù các em có tiếp thu chậm, nhưng chỉ cần mình chịu khó, kiên trì giảng dạy thì các em sẽ nắm được kiến thức và tiếp thêm niềm vui đến trường”.
Nhân rộng phong trào thi đua
Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ia Yok là tập thể điển hình trong các phong trào thi đua của Hội LHPN huyện. Ban Chấp hành Hội LHPN xã triển khai cho mỗi chi hội người Kinh nhận giúp đỡ 1 gia đình hội viên người dân tộc thiểu số hoàn thành tiêu chí “5 không, 3 sạch”. Phong trào giúp nhau bằng ngày công được toàn thể hội viên đồng tình hưởng ứng, qua đó đã giúp 470 ngày công qua các vụ thu hoạch và sản xuất.
Hội LHPN xã cũng đã trao tặng 28 con heo giống, 300 con gà giống cho 18 hộ khó khăn với số tiền hơn 88 triệu đồng. Các chi hội phụ nữ trong xã vận động hội viên và nhân dân hiến 4.500 m2 đất và phát động 670 ngày công làm 6 km đường giao thông nông thôn; duy trì và nhân rộng 11 “Đoạn đường hoa”, 7 mô hình “Con đường phụ nữ tự quản”.
Ủy ban nhân dân huyện Ia Grai biểu dương các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020. Ảnh: Phan Lài
Ủy ban nhân dân huyện Ia Grai biểu dương các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020. Ảnh: Phan Lài
Những năm qua, Huyện Đoàn cũng triển khai nhiều phong trào thi đua, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ. Cụ thể, Huyện Đoàn đã huy động 10.200 lượt đoàn viên, thanh niên hỗ trợ ngày công đổ bê tông đường giao thông nông thôn; xây dựng mới và tu sửa 9 căn nhà với tổng kinh phí hơn 260 triệu đồng; xây dựng và nâng cấp 9 sân chơi cho thiếu nhi với tổng kinh phí hơn 175 triệu đồng.
Trao đổi với P.V, ông Trần Kim Anh-Trưởng phòng Nội vụ, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng huyện Ia Grai-cho biết: Những năm qua, các phong trào thi đua yêu nước đã thực sự lan tỏa sâu rộng; nội dung, hình thức tổ chức từng bước được cải tiến, đạt hiệu quả. Những kết quả nổi bật là tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí đa chiều) giảm xuống còn 3,14% (giảm 11,5% so với năm 2015); bộ mặt nông thôn, đô thị có nhiều thay đổi... Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực để xây dựng địa phương ngày càng phát triển.
PHAN LÀI

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.