Ia Dom: Huy động sức dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, xã Ia Dom (huyện Đức Cơ) đã có những cách làm hay, sáng tạo. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình.
UBND xã Ia Dom khen thưởng cho các cá nhân xuất sắc trong việc thực hiện Chỉ thị 01.Ảnh: V.H
UBND xã Ia Dom khen thưởng cho các cá nhân xuất sắc trong việc thực hiện Chỉ thị 01.Ảnh: V.H
Năm nay đã bước qua tuổi 60 nhưng ông Ksor Bia (làng Mook Trê) vẫn luôn dành thời gian đến từng gia đình trong làng để vận động mọi người tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc. Ông Bia tâm sự: “Biên giới bình yên thì người dân mới có điều kiện để phát triển kinh tế. Tôi luôn bảo đám thanh niên và mọi người trong làng khi đi sản xuất hoặc đi đâu mà phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật thì phải báo cho chính quyền, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh để kịp thời giải quyết. Không chỉ chấp hành pháp luật nước mình mà mọi người còn phải tuân thủ pháp luật nước bạn để xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị”.
Không chỉ ông Ksor Bia, trong 5 năm thực hiện Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn xã Ia Dom đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình. Hiện nay, toàn xã có 10 tổ tự quản với 55 thành viên, trong đó có 7 tổ tự quản an ninh trật tự thôn, làng và 3 tổ tự quản đường biên, cột mốc. Các tổ tự quản đã tổ chức 214 lượt tuần tra, kiểm soát đường biên, cột mốc và tại các thôn, làng. Cùng với đó, xã có 7 tổ hòa giải với 49 thành viên. Các tổ này đã hòa giải được 49 vụ mâu thuẫn trên địa bàn, góp phần đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.
Xã Ia Dom có đường biên giới dài 17,6 km, trong đó có 6,2 km đường biên giới trên sông tiếp giáp với huyện Oyadav (tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia). Xã có 7 thôn, làng với 2.018 hộ, hơn 8.200 khẩu, gần 45% là người dân tộc thiểu số. Chính vì thế, công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia luôn được địa phương đặc biệt chú trọng. Trong 5 năm qua, xã đã phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và các lực lượng chức năng trên địa bàn tổ chức 148 buổi tuyên truyền tập trung thu hút hơn 12 ngàn lượt người nghe; tuyên truyền nhỏ lẻ hơn 1.400 lần thu hút hơn 4 ngàn lượt người nghe. Công tác tuyên truyền đặc biệt và tuyên truyền đối ngoại cũng được xã và các đơn vị đặc biệt chú trọng. Theo đó, lực lượng chức năng đã thông qua việc thăm thân, buôn bán và thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh để tổ chức 500 buổi tuyên truyền thu hút hơn 2 ngàn lượt người nghe. Qua công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đặc biệt là nhân dân 2 bên biên giới đối với phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Thông qua việc tuyên truyền, các cơ quan chức năng đã tiếp nhận 91 tin báo từ quần chúng nhân dân, qua đó kịp thời xử lý các vụ việc, không để phát sinh điểm nóng, làm phức tạp tình hình trên địa bàn biên giới.
Cán bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và các thành viên tổ tự quản đường biên, cột mốc của xã Ia Dom trao đổi kinh nghiệm công tác. Ảnh: V.H
Cán bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và các thành viên tổ tự quản đường biên, cột mốc của xã Ia Dom trao đổi kinh nghiệm công tác. Ảnh: V.H
Bên cạnh đó, để đấu tranh ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn biên giới, các lực lượng chức năng đã gọi hỏi, răn đe 32 đối tượng; tổ chức 375 lần trao đổi, phân tích, trò chuyện để cảm hóa 750 thanh-thiếu niên hư trên địa bàn. Nói về công tác tuyên truyền, vận động thanh niên trên địa bàn, ông Lê Xuân Phả-Trưởng thôn Mook Đen 2-cho biết: “Thôn mình có hơn 300 hộ, trong đó có gần 50% là người dân tộc thiểu số. Trong thôn có một nhóm Tin lành miền Nam Việt Nam sinh hoạt. Chính vì thế, công tác tuyên truyền, vận động luôn được cấp ủy và các đoàn thể của thôn triển khai thực hiện, đặc biệt là tuyên truyền vận động, giúp đỡ các thanh-thiếu niên hư. Thông qua đó để giúp các em nhận ra những việc làm sai trái, chăm lo lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.
Trao đổi với P.V, ông Hồ Đình Kỳ-Bí thư Đảng ủy xã Ia Dom-cho biết: Ngoài việc đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thì công tác tuần tra bảo vệ biên giới được nhân dân tham gia nhiệt tình. Cùng với đó, công tác giao lưu nhân dân 2 bên biên giới cũng được chú trọng, nhất là với cụm dân cư kết nghĩa giữa làng Mook Đen 1 và làng Pó Lớn (xã Pó Nhầy, huyện Oyadav). Hàng năm, 2 làng này tổ chức thăm hỏi, chúc Tết, giao lưu văn hóa văn nghệ, qua đó cùng nhau góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và đoàn kết. Nhờ triển khai tốt Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ nên tình hình an ninh biên giới, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã luôn được giữ vững, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương ngày càng phát triển.
VĨNH HOÀNG

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.