Hân hoan mừng đón Giáng sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này, không khí Giáng sinh tại các nhà thờ, giáo xứ trên địa bàn tỉnh và trong đồng bào theo đạo Công giáo, Tin lành đã tưng bừng. Đặc biệt, cấp ủy và chính quyền, MTTQ các cấp trong tỉnh đã dành nhiều sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào theo đạo có một mùa Giáng sinh ấm áp.
CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO ĐI VÀO CUỘC SỐNG  
Trước lễ Giáng sinh, được sự cho phép của UBND tỉnh, toàn tỉnh Gia Lai có 4 chi hội thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam mới thành lập gồm: chi hội Tin lành Plei Kò (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Pah); chi hội Tin lành Lệ Chí (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa); chi hội Tin lành Ia Grăng (xã Ia Grăng) và chi hội Tin lành Plei Mơ Nang (xã Ia Sao, huyện Ia Grai). Ông Rơ Mah Nhen-thành viên Ban Chấp sự chi hội Tin lành Ia Grăng-bộc bạch: “Sau khi có chi hội và ban chấp sự, sinh hoạt đạo của gần 600 tín hữu đã thuận lợi hơn nhiều so với trước đây”.
THANH NHẬT -Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc mừng các cơ sở tôn giáo và đồng bào có đạo trong dịp giáng sinh. Ảnh: Thanh Nhật
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc mừng các cơ sở tôn giáo và đồng bào có đạo trong dịp giáng sinh. Ảnh: Thanh Nhật
Cũng vừa mới đây, 2 nhà thờ Tin lành vùng đồng bào Jrai vừa khánh thành kịp đưa vào phục vụ bà con theo đạo là nhà thờ chi hội Tin lành Chư Gu (xã Chư Gu, huyện Krông Pa) và nhà thờ chi hội Tin lành Plei Yít (xã Ia Din, huyện Đức Cơ). Đến nay, toàn tỉnh có 31 chi hội Tin lành đã có nhà thờ và 4 chi hội đang tổ chức xây dựng. Mục sư Rcơm Ngling-quản nhiệm chi hội Tin lành Plei Yít-cho hay: “Nhờ có nhà thờ rộng gần 400 m2, hơn 1.000 tín hữu trong chi hội đón mừng Giáng sinh vui hơn mọi năm”.
Theo mục sư Siu Tum-Ủy viên Ban Trị sự Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam phụ trách mục vụ tại tỉnh Gia Lai: Sinh hoạt tôn giáo của Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam tại Gia Lai luôn được quan tâm. Mới đây, với việc 3 vị được Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam tấn phong mục sư, toàn tỉnh hiện có gần 40 mục sư thực thụ và gần 30 mục sư nhiệm chức, gần 70 chi hội và hơn 200 điểm nhóm, thuận lợi cho sinh hoạt đạo của bà con tín hữu và hoạt động của Hội thánh.
Giáo dân vùng dân tộc thiểu số rộn ràng chuẩn bị giáng sinh. Ảnh: T.N
Giáo dân vùng dân tộc thiểu số rộn ràng chuẩn bị giáng sinh. Ảnh: T.N
RỘN RÀNG GIÁNG SINH  
Chi hội Tin lành Plei Kon Chrah (xã Hà Ra, huyện Mang Yang) hiện có hơn 750 tín hữu. Bà con luôn đoàn kết trong đời sống cũng như trong sinh hoạt tôn giáo. Chi hội có nhiều tín hữu là hộ nông dân sản xuất giỏi. Họ cũng là những cá nhân tiêu biểu sống “tốt đời-đẹp đạo” tại địa phương. Ông Đinh Chinh-Trưởng ban Chấp sự của chi hội-cho hay: “Tuần qua, bà con tín hữu các làng ngoài giờ lao động sản xuất còn tranh thủ tập văn nghệ và nghi lễ để đón Giáng sinh thật đầm ấm, vui vẻ”.
Không khí giáng sinh tại nhà thờ Thăng Thiên (TP. Pleiku). Ảnh: T.N
Không khí giáng sinh tại nhà thờ Thăng Thiên (TP. Pleiku). Ảnh: T.N
Không khí đón Giáng sinh ở các vùng đồng bào theo đạo Công giáo cũng rộn ràng không kém. Tại Giáo xứ La Sơn (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa), bà con giáo dân đến nhà thờ làm hang đá, dọn vườn hoa cây cảnh và trang trí lễ đài, tập hoạt cảnh. Đây là một trong những giáo xứ luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chăm lo làm ăn đảm bảo cuộc sống gia đình, tham gia xây dựng nông thôn mới và các phong trào do địa phương triển khai tại khu dân cư. Ông Trần Văn Quế-Trưởng ban Chức việc giáo xứ-cho biết: “Giáo xứ La Sơn hiện có hơn 3.000 giáo dân sinh hoạt. Địa phương luôn quan tâm tạo điều kiện cho nhà thờ và sinh hoạt đạo của bà con trong Giáo xứ. Chúng tôi luôn nhắc nhở bà con giáo dân kính Chúa, yêu nước, chăm lo lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống tốt đẹp”.
Một trong những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Công giáo là Giáo xứ Plei Chuét (TP. Pleiku), nơi có hơn 1.500 giáo dân người Jrai sinh sống tại các làng thuộc xã Chư Á, xã An Phú và phường Thắng Lợi cùng một số xã vùng lân cận thuộc huyện Đak Đoa. Ông Ksor Jui-thành viên Ban chức việc của Giáo xứ-cho biết: “Ngoài việc giúp nhau làm hang đá và các tiểu trại đón Giáng sinh tại nhà thờ, bà con giáo dân còn trang hoàng nhà cửa để tổ chức mừng Giáng sinh tại làng và gia đình”.
Người dân tham quan và mua sắm các mặt hàng giáng sinh. Ảnh: Thanh Nhật
Người dân tham quan và mua sắm các mặt hàng giáng sinh. Ảnh: Thanh Nhật

Linh mục Đinh Quang Vinh-Trưởng Giáo hạt Pleiku: “Giáo hạt hiện có khoảng 27 ngàn giáo dân đang sinh hoạt đạo tại 16 nhà thờ của các giáo xứ, giáo họ. Các cấp chính quyền và ban ngành, MTTQ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các giáo xứ và bà con giáo dân trong các hoạt động tôn giáo. Đến nay, tất cả các giáo xứ trong toàn Giáo hạt đã hoàn thành việc chuẩn bị Giáng sinh. Trong dịp này, Giáo hạt lưu ý các giáo xứ nhắc nhở bà con vui Giáng sinh an lành, tiết kiệm, đúng quy định pháp luật. Đồng thời, quan tâm sẻ chia với những hoàn cảnh bất hạnh, người nghèo khó, hướng đến an sinh vì cộng đồng”. 
Riêng khu vực trung tâm TP. Pleiku, quang cảnh Phố núi từ nhiều ngày qua đã rực rỡ hơn bởi sắc màu của các cửa hiệu bán hàng trang trí phục vụ Giáng sinh. Nhiều điểm kinh doanh dịch vụ trên các tuyến phố trang trí rất bắt mắt với điểm nhấn là cây thông và chuỗi đèn màu, những ngôi sao, quả chuông lấp lánh hay ông già Noel vui tươi, thân thiện. Giáo dân Nguyễn Ngọc Hạnh (phường Yên Đổ) cho biết: “Gia đình tôi đi lễ tại Giáo xứ Hiếu Đức. Tôi thấy sinh hoạt đạo ngày càng thuận lợi, đời sống của bà con giáo dân tại địa phương cũng ổn định và đi lên cùng sự phát triển chung của TP. Pleiku”. 
THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.