Đặc sản muối kiến vàng Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai được biết đến với rất nhiều món ẩm thực đã tạo thành nét đặc trưng của cộng đồng các dân tộc nơi đây như bò một nắng, cà đắng lá mì, cà xóc…Trong đó, đặc sản muối kiến vàng Krông Pa có lẽ là món ăn được nhiều người biết đến và nổi tiếng nhất của vùng chảo lửa này.
Cuối mùa khô nhưng không khí ở Krông Pa vẫn oi nồng, rát bỏng như chưa có gì báo hiệu mùa mưa đang đến gần. Theo chân đồng bào dân tộc Jrai leo rừng, bắt kiến; được tận mắt chứng kiến cách chế biến đặc sản muối kiến vàng và thưởng thức tại chỗ món đặc sản này là trải nghiệm vô cùng thú vị của bất kì du khách nào yêu mến vùng đất này.
Được chế biến từ kiến vàng, trứng kiến cùng một số gia vị khác như muối, ớt rừng, lá thèn len,…muối kiến vàng Krông Pa có vị hơi chua nhưng mặn được pha lẫn giữa các loại gia vị và thân kiến vàng, dịch chua nơi bụng kiến. Xuất phát từ món ăn dân dã của địa phương, đến nay, đặc sản muối kiến vàng Krông Pa đã được rất nhiều bạn bè trong và ngoài nước biết đến cũng như theo chân rất nhiều thực khách sành ăn đến với bạn bè ở ngoài nước. 
Sau đây là những hình ảnh mà P.V Báo Gia Lai ghi nhận được về quá trình bắt kiến ở rừng cũng như quá trình chế biến đặc sản muối kiến vàng Krông Pa:
Những thợ săn kiến vàng thường đi dọc suối và tập trung quan sát trên các ngọn cây để tìm tổ kiến.
Tổ kiến được những con kiến vàng to, vàng ươm, bụng căng mọng bảo vệ.
Những tổ kiến nhỏ ở gần mặt đất, thợ săn kiến dễ dàng bắt cả tổ mang về.
Những tổ kiến vàng có kích thước “khủng” thường được làm trên cây cao, thợ
săn kiến phải leo lên mới bắt được tổ.
Tuy nhiên việc bắt kiến không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Tổ kiến bị vỡ, kiến tràn ra ngoài.
Kiến vàng trưởng thành, kiến con, trứng kiến nằm lăn lóc trên đất.
Ông Nay Mơ (buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa) dùng tay không bắt kiến.
Cả tổ kiến được bắt bỏ vào bao mang sẵn.
Kiến vàng và trứng kiến được rang sơ trên chảo nóng rồi loại bỏ phần rác, lá cây.
Kiến vàng và trứng kiến đã được làm sạch, chuẩn bị chế biến muối kiến vàng.
Kiến vàng và trứng kiến được giã cùng một số gia vị khác như muối, ớt rừng, lá thèn len…
Muối kiến vàng được giã vừa phải, không quá nát để tránh chảy nước, mất hương vị của muối kiến.
Muối kiến vàng có vị chua, mặn nên có thể ăn không hoặc ăn chung với cơm trắng, rau luộc, thịt luộc, thịt bò….. 
Chí Hào

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.