Krông Pa bảo tồn văn hóa truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phải rất nhiều lần đến với Krông Pa (Gia Lai), tôi mới tự mình trả lời được câu hỏi: Vì sao vùng đất bên bờ sông Ba này có sức quyến rũ đặc biệt? Có lẽ bởi những di sản văn hóa nơi đây luôn được trân quý và gìn giữ có chọn lọc.
1. Người Jrai-chủ nhân lâu đời sinh sống ở khu vực hạ lưu sông Ba hiện nay vẫn còn giữ được những ngôi nhà dài “như một tiếng chiêng”. Kiến trúc nhà ở đặc trưng hiện diện ở khắp nơi ngay lập tức thu hút khách phương xa, hé mở những điều thú vị quanh bếp lửa trong mái nhà dài. Các giá trị văn hóa bản địa không chỉ nằm ở kiến trúc nhà ở, mà còn ở ẩm thực, hệ thống lễ hội, nghề truyền thống còn lưu giữ, ở những “báu vật nhân văn sống” đang lặng lẽ trao truyền di sản cha ông cho các thế hệ…
Những giá trị ấy không ngẫu nhiên có được nếu không có sự nỗ lực trong công cuộc bảo tồn, phát huy. Ông Phùng Anh Kiểm, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện, cho biết: Theo thống kê, toàn huyện còn lưu giữ hơn 550 bộ chiêng các loại. Tuy không nằm trong danh sách những địa phương có nhiều cồng chiêng của tỉnh, nhưng cồng chiêng Krông Pa vẫn có đời sống phong phú, rực rỡ gắn liền với sinh hoạt văn hóa của con người. “Công tác bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa được quan tâm, chú trọng bằng nhiều việc làm cụ thể. Điển hình là việc tổ chức liên hoan cồng chiêng trong thanh-thiếu niên, cồng chiêng giữa các làng xã hàng năm; đây cũng là dịp để ngành Văn hóa đánh giá thực trạng, đời sống của cồng chiêng để có kế hoạch bảo tồn, phát huy di sản một cách kịp thời. Đồng thời, ngành Văn hóa còn quan tâm, khuyến khích người dân gìn giữ lễ hội, lễ thức trong cuộc sống hàng ngày; khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, ủ rượu cần, đan lát, tạc tượng… Nâng cao ý thức, lòng tự hào trong việc gìn giữ di sản của cha ông là yếu tố quyết định sự bền vững của công tác này”-ông Kiểm chia sẻ.
  Dấu ấn văn hóa bản địa của vùng đất hạ lưu sông Ba thể hiện đậm đặc ở kiến trúc nhà ở. Ảnh: N.B
Dấu ấn văn hóa bản địa của vùng đất hạ lưu sông Ba thể hiện đậm đặc ở kiến trúc nhà ở. Ảnh: N.B
Kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện cho thấy có 5 loại hình di sản đang tồn tại và được lưu giữ trong nhân dân gồm: nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, ngữ văn dân gian, tri thức dân gian với tổng cộng 56 hồ sơ hiện được ngành Văn hóa lưu giữ. Đây là cơ sở để đánh giá hiện trạng di sản, đồng thời có chiến lược gìn giữ, phát huy giá trị. Vùng đất Krông Pa cũng được biết đến bởi có những nghệ nhân tài hoa, có người tên tuổi được cả nước biết tiếng như nghệ nhân chỉnh chiêng Nay Phai… Ông cùng với nghệ nhân Rơ Ô Bhung là 2 “báu vật nhân văn sống” của huyện được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú đợt 1-2015 (toàn tỉnh có 15 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu cao quý này). Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện đánh giá: “Những nghệ nhân dân gian này có đóng góp rất lớn trong công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị di sản một cách thầm lặng, vô tư, lặng lẽ trao truyền vốn quý cha ông để lại cho các thế hệ trẻ dù gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cùng với đội ngũ nghệ nhân, những “báu vật” này góp phần làm nên bản sắc văn hóa phong phú, đặc sắc của vùng đất hạ lưu sông Ba”.
2. Là vùng đệm giữa các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ với Tây Nguyên nên Krông Pa có đặc điểm khá đặc biệt về địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng. Nơi đây hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Jrai hạ sông Ba như các lễ hội truyền thống (bỏ mả, cúng bến nước, mừng thọ, ăn lúa mới…), trang phục, ẩm thực, nhạc cụ, thể thao...
Đặc biệt, hiếm có vùng đất nào mà văn hóa ẩm thực bản địa lại được quảng bá rộng rãi, xây dựng thành thương hiệu như nơi này. Có vô số món ngon để đời được sinh ra từ chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Có thể kể đến món thịt bò một nắng muối kiến vàng đã có trên nhiều kệ hàng đặc sản Tây Nguyên khắp cả nước, món gié đắng vào thực đơn các nhà hàng hay các món cá hạ lưu sông Ba... Tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7-2019, thịt bò một nắng đã có mặt trong gian trưng bày đặc sản Tây Nguyên tại Khu Du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Ko Tam. Không riêng sự kiện này, trong nhiều sự kiện văn hóa, ẩm thực Krông Pa đã góp phần khẳng định một phần di sản cha ông để lại đã và đang được phát huy, quảng bá rộng rãi.
HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.