Nhàn đàm: Mùa hoa cải nhớ thương  

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giữa đông - rét ngọt. Được mấy buổi về quê, tôi lại lang thang triền đê những ngày hanh hao, dìu dịu.

Mặt nước sông lững lờ như bài đồng dao ai vô tình thả trôi. Mây trời bàng bạc, nhuộm bóng những người đi chợ qua đò về sớm. Đám cỏ may xơ xác bận bịu níu chân người xuống bến. Xa xa, cuối tầm mắt, những cánh chim trời lẻ bạn bâng khuâng. Và kìa, thả bộ tiếp xuống bãi sông vắng, phía rìa mặt nước - cả một trời hoa cải, miên man, rộn rã.

Tôi ngồi xuống vệ cỏ, mê mải ngắm cái thảm vàng huyễn hoặc. Những cánh hoa mong manh, rực rỡ khẽ rung trong gió, lòng bỗng nhớ da diết mùa cải năm nào.

Ngày bà cố còn sống, nhà bà ngay sát đê. Mùa đông, những đợt mẹ bận lên miền ngược, tôi được gửi xuống đó. Mấy ngày đầu nhớ mẹ tôi khóc ti tỉ nhưng rồi cái bếp lửa rực hồng, những củ khoai, sắn nướng thơm lừng đã mê dụ. Tôi gia nhập đội quân xóm Bến với đủ trò chơi ăm ắp từ sáng sớm đến cuối ngày. Buổi chiều, đàn bò được lùa lên đê gặm cỏ, lũ trẻ tung hoành ngang dọc. Gió rét xám da, cả lũ quơ củi cành, bẹ ngô, thân đỗ khô đốt lửa sưởi. Không gian rộn ràng, ấm áp. Nhưng chẳng hiểu sao, hút mắt tôi nhất lại là những vạt cải. Tôi tách khỏi lũ trẻ trong xóm, chạy ào xuống bãi; lặng người trước đám nắng bừng lên từ đất, thầm thì tự hỏi: ai đã gieo trồng cho nắng nở giữa ngày đông? Và khí lạnh bỗng lùi xa đâu đó; rập rờn từng đàn bướm như đang mở vũ hội khai hoa. Dường như có một mùa xuân được ủ kỹ tự bao giờ để đến ngày bật mầm ngơ ngác.

Có hôm, đang ngẩn ngơ với hoa và bướm, tôi bỗng bắt gặp một người phụ nữ với đôi quang thúng quẩy nước từ bến sông lên. Là để tưới những luống rau non đang lây phây trong gió, còn đám cải, giờ chỉ đợi già để cắt về lấy hạt. Cô mau mắn hỏi, tôi là con cháu nhà ai, sao rét mướt này lại loanh quanh ở bãi sông một mình cho lạnh? Khi nghe đến bà cố tôi và niềm háo hức của tôi với những bãi cải vàng như cổ tích, cô cười hiền hậu, nhắn nhủ. Thế thì chiều chiều cứ ra đây chơi với cô, tha hồ mà ngắm, tưới rau xong cô đưa về tận nhà. Cô lạ gì ngõ nhà bà cố mày.

Và thế là bắt đầu những chuỗi ngày tôi như con nghé con loanh quanh theo chân trâu mẹ trên bãi bờ hanh hao nắng gió - nơi có thế giới của riêng tôi: ngọt lành và trong trẻo. Tôi thả sức lăn lóc trên bờ cỏ, thám thính từng gốc cải mong manh với những cái thân xù xì mà cứng cỏi. Mùi cỏ hăng, mùi đất ngấu; mùi của sông nước hòa lẫn hương phù sa và mùi… hoa cải. Tôi cam đoan với cô rằng, tôi đã ngửi thấy mùi hương của những bông cải cuối mùa. Cô cười xòa, bảo tôi ngắt một ít mang về để mùi hoa cải được theo về trong xóm. Ôi những bông hoa cải và sự dịu dàng của cô - lặng thầm mà rạng rỡ; sưởi ấm lòng tôi những ngày chông chênh, xao xác.

Thế rồi, cũng đến ngày mẹ trở lại. Mẹ xin phép bà cố đưa tôi về nhà. Trên đường ngang qua con đê xào xạc, tôi như nhìn thấy lũ trẻ hàng xóm đang cười đùa vang cả khúc sông; tôi thấy những cánh bướm chập chờn trong gió. Cả những vồng nắng chập chờn trôi theo vòng bánh xe, lăn mãi. Mặt sông hắt sáng lên như nụ cười thư thả của cô người làng tưới nước. Và mùi hoa cải len lỏi cùng với gió, theo tôi về tận xa xôi. Thơm mãi!

Theo Nhất Mạt Hương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...