Quả thông ngày ấy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hôm rồi, đang xếp hàng chờ làm thủ tục lên chuyến bay vào TP. Hồ Chí Minh, tôi thấy một nhóm bạn trẻ đi du lịch Pleiku cũng trên đường trở về. Tụi nhỏ cười cười nói nói và trên tay mỗi đứa xách một túi quả thông. Tôi hỏi lấy quả thông khô làm gì mà nhiều thế thì nhận được câu trả lời: “Để làm quà. Quà vừa rẻ, vừa lưu giữ được chuyến đi lại có thể trang trí. Quan trọng là mình thích nữa”.
Tôi quên bẵng câu chuyện đó cho đến chiều nay. Khi những cơn mưa đầu mùa ban chiều vừa ngưng, tôi lại cùng nhóm bạn hàng xóm tản bộ vào rừng thông gần nhà. Sau mưa, đám cỏ được ủ mầm suốt mùa khô bật nẩy lên những mầm xanh mơn mởn. Nhìn từ xa, chúng óng ánh dưới nắng chiều mềm mượt như nhung. Khoảng thông xanh nằm ngay vùng ven đô đã có tuổi đời hơn nhiều đứa trẻ. Vào những ngày nắng ráo cuối tuần, nhiều người mang lều trại dã ngoại ngay dưới những tán thông. Đám trẻ con vào hè thiếu sân chơi rất sảng khoái khi được chạy nhảy trong rừng thông, giẫm chân trên đám lá thông mềm mịn.
Buổi chiều, sau khi đi làm về, chúng tôi lại dẫn đám trẻ con tản bộ vào rừng thông. Thông đã được mưa tẩy trôi đi bụi bặm. Lá cứ thế non tươi hây hẩy, những chuôi thông ra hoa trắng sẽ rụng dần rồi đậu quả. Quả về già rụng êm xuống gốc, hạt nhờ gió phát tán bay đi. Nhờ có đám lá thông trải mịn mềm dưới đất nên quả cứ thế nằm yên. Hết mùa mưa thì mối mọt thành mùn, những quả mới rụng còn màu đỏ như vỏ xù xì của thân, mùi ngai ngái, từng cánh xếp so le cắt mặt dọc như những bông hoa xinh xắn.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Tôi thường kể cho con nghe câu chuyện mười bảy nụ cười. Sóc mẹ đi nhặt quả thông cho con để dành làm đồ ăn. Một hôm, sóc con trốn mẹ ra rừng và nhặt được mười bảy quả thông. Sóc con nói với các bạn đó là mười bảy nụ cười của mẹ. Mẹ sẽ đỡ vất vả hơn khi con biết phụ giúp. Những câu chuyện mang tính giáo dục ấy len vào giấc mơ của con để rồi hôm nay ra rừng thông, con kể với tôi rằng sẽ tặng mẹ những nụ cười.
Mùa dịch, người lớn vẫn đi làm, trẻ con được gửi về cho ông bà trông giúp. Tôi đi bộ vào rừng, nhặt từng quả thông lên gói vào áo mang về mà nhớ con. Nhớ những lần đi bộ về mang cho con quả thông giấu trong túi áo, con sẽ cười to lên rồi kêu: “Woa! Woa! Món quà bí mật là quả thông hả mẹ? Con thích lắm!”.
Con cất những quả thông vào một góc trong nhà. Trẻ con nào biết về giá trị thực của đồ vật, con cứ thấy quà mẹ tặng thì hớn hở cất đi. Con đã dạy cho tôi biết mỗi thứ tầm thường đều trở thành quà tặng giá trị nếu mình trao hay giữ nó bằng cả niềm tin yêu. Như hôm rồi sinh nhật bạn 5 tuổi, con đã gói cả 5 quả thông mang đến tặng một cách trân trọng.
Chiều, nhặt quả thông già vừa lìa khỏi cây đem về đặt vào bộ sưu tập món quà của con, tôi chợt nhớ đến câu chuyện của các bạn trẻ đến Pleiku du lịch. Các bạn ấy nói với tôi: “Dân ở đây sướng quá ha. Khí hậu mát mẻ, có những rừng thông đẹp vi vu mà lại sát thành phố, không khí được điều hòa, thiệt là đáng sống”.
TÚ UYÊN

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...