Tết của bố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghe tiếng bố nói trong điện thoại: "Bảo nó về đi thôi. Tết rồi". Lòng tôi chộn rộn. Bố trầm tính, chẳng mấy khi hỏi han nhưng lúc nào cũng lo thằng con trai trên thành phố đói ăn thiếu mặc hay trông đứng, trông ngồi, đếm giờ tính phút mỗi khi tôi chạy xe máy hơn trăm cây số về quê.

Những ngày đầu tháng chạp, khi Tết mới chỉ thấp thoáng trong câu chuyện vu vơ của mấy bà mấy cô đi chợ phiên qua ngõ, bố vác cuốc đào cả chục gốc tre cằn cỗi về phơi khô làm củi. Bố bảo bánh chưng phải nấu bằng củi gộc mới rền ngon. Ngọn lửa khiêu vũ trên gộc củi, reo lên tí tách như bản hòa ca của mùa xuân. Mùi khói hăng hăng quện với hương bánh chưng thơm ngào ngạt thúc giục những bước chân xa quê trở về.

Bố tôi gói bánh chưng đẹp lắm, cái nào cái nấy đều tăm tắp, vuông hình sắc cạnh mà chẳng cần dùng khuôn gỗ. Đôi bàn tay bố chai sần, thô ráp mà lướt như đánh đàn trên phiến lá dong xanh mướt, sợi lạt mềm. Cứ 29, 30 Tết là họ hàng, làng xóm lại í ới gọi bố nhờ gói bánh chưng. Tôi dành cả tuổi thanh xuân mà chẳng học được tuyệt kỹ ấy.

 



Gần Tết, khoảnh sân nhỏ nhà tôi ăm ắp sắc hoa. Ai đến chơi cũng xuýt xoa khen bố khéo tay chăm sóc. Đạp xe hàng chục cây số lên tận chợ huyện, vừa về đến ngõ, bố đã khấp khởi khoe chọn được một cành đào ưng ý. Thế rồi bố thao thao bất tuyệt giảng giải cho tôi về dăm, lộc, nụ, hoa, cành, tán… Nhìn bố nâng niu từng chiếc lá, nhành hoa, tỉ mỉ treo đèn nháy, dây kim tuyến, tôi cứ thắc mắc mãi: Người đàn ông khô khan ấy sao lại yêu hoa đến thế?

Năm nào cũng thế, bên mâm cơm chiều 30 Tết, bố rít một hơi thuốc lào, nhả khói bảng lảng, nhấp chén rượu, khà cái rồi bắt đầu kể chuyện ngày xưa. Những câu chuyện phủ rêu phong ấy sưởi ấm tôi từ khi còn là đứa trẻ lên 5, lên 6, đến tận lúc ngấp nghé tuổi 30. Bố kể chuyện bà nội cắt tóc, bán lấy tiền mua cân thịt cho đàn con ăn Tết, chuyện cái bánh chưng chia 15 phần trong bữa cơm tất niên, chuyện 6 anh em trai thay phiên nhau mặc một chiếc áo mới trong 3 ngày tết.

Cả chục năm nay, tết của bố không trọn vẹn. Chị gái tôi lấy chồng xa, ngần ấy năm chưa một lần ăn Tết quê nhà. Mỗi lần nghe dự định về quê đón Tết của con gái, bố lại sốt sắng dọn dẹp căn buồng "để vợ chồng nó có chỗ ngủ", rồi dặn mẹ mua thêm mấy con gà, gói nhiều bánh chưng. Nghe bố gọi điện thoại báo chị gái lại không về được, tôi tự dặn lòng dù có mệt mỏi, bận bịu, bao nỗi lo toan đến mấy cũng phải cố dắt díu về để tết mẹ, tết cha.

Tết của bố bình dị lắm, chỉ có các con trở về.

 

Đào Mạnh Long, ảnh: Lê Trọng Khang
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...