Tiếng ve

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhớ hồi nhỏ, khi học bài thơ ngụ ngôn “Con ve và con kiến” của La Fontaine, tôi rất ghét cái tính của ve: lười biếng, chẳng biết lo xa, suốt ngày chỉ rong chơi ca hát. Cách hiểu ấy theo tôi mãi cho đến một ngày tự hỏi: Nếu không có điệu nhạc ve thì mùa hè có nên thơ trong ánh nắng chói chang gay gắt? Mùa hè nôn nao xao xuyến lòng người có lẽ nhờ sự góp vào của điệu nhạc hoang sơ đó.
Mới tiết Thanh minh mà ve đã kêu ran trong nắng. Tiếng ve rộn ràng báo hiệu hè sang. Theo thói quen, chân bước đi không mảy may suy nghĩ, tôi rẽ vào một ngôi trường. Tiếng ve trên hai hàng cây của lối vào ngân lên như biết có người lạ đến. Âm thanh rền rĩ trên nền lá xanh rung rinh theo gió nhẹ. Chưa nghỉ hè nhưng sân trường vắng ngắt? Những dãy phòng học cửa đóng kín mít, hành lang dài hun hút, lớp học trống trơn. Đâu rồi những mái đầu xanh, những nụ cười tươi thắm? Tiếng ve làm cho lòng người chùng lại, đầy ắp suy tư. Trường học mùa Covid-19!
Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Tầm này bao năm học trước, áo trắng tung tăng khắp sân trường, tiếng cười tuổi hoa hòa trong tiếng nhạc ve. Âm thanh đó thức gọi hoa phượng sân trường, đi vào tuổi học trò mộng mơ với nhiều kỷ niệm. Cánh mỏng ve sầu, cánh phượng hồng ép chung trang lưu bút. Có học sinh nam bắt con ve sống để bên tai bạn nữ, bất ngờ ve kêu vang, bạn giật mình ré lên, cả nhóm được một phen cười thích thú. Cùng với trò nghịch ngợm là những cuộc “tranh luận” không đầu không đuôi của đám trẻ về ve. Nhờ thế mà tôi mới biết phần lớn vòng đời của nó là ấu trùng ở sâu trong bùn đất, thoát xác đau đớn thành ve sầu với “tuổi thọ” ngắn hơn nhiều lần. Và chỉ có ve sầu đực mới biết ca, lạ hơn nữa là tiếng hát phát ra từ hai cái “loa” nơi lồng ngực. Bụng rỗng nên khuếch đại âm thanh càng to. Ve lắc mình và dùng cánh để tạo nhịp lên xuống cho “bài hát” của mình. Thật là một loài côn trùng lạ lùng!
Tiếng ve đưa tôi đi trong dòng tâm tưởng miên man. Đường phố mùa Covid-19 người thưa thớt, tiếng ồn ào, bụi khói của xe cộ giảm hẳn. Trên vỉa hè giờ chỉ có bóng cây, chẳng còn hàng quán gì. Người đi đường cảm nhận rõ mồn một thanh âm phát ra từ đàn ve, tấu lên khúc dạo đầu mùa hạ. Dường như điệu ve cũng hưởng ứng thông điệp “sống chậm”, nhắn nhủ mọi người hãy “ở yên” để đủ bình tĩnh, tự tin vượt qua những ngày tháng khó khăn này!
PHAN VĂN THIÊN 

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...