Chuẩn bị đón Tết thế nào để an toàn trong dịch COVID-19?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giáp Tết, người Việt về quê ăn Tết sẽ gia tăng, nhất là các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài. Vậy người dân cần phải làm gì để vừa đảm bảo tinh thần vui vẻ đón Tết, vừa phòng chống dịch COVID-19, ngăn dịch bệnh xâm nhập?

 

 Cán bộ y tế đang thực hiện xét nghiệm COVID-19. Ảnh: BVCC
Cán bộ y tế đang thực hiện xét nghiệm COVID-19. Ảnh: BVCC



Người Việt ở nước ngoài chuẩn bị tinh thần đón Tết xa quê

Những ngày giáp Tết, nhiều người Việt ở nước ngoài khó có thể về quê đón Tết như thường lệ. Trong số họ, có nhiều người mắc COVID-19, nhiều người tự nhủ không về nước để giữ an toàn.

Hiện đang tự cách ly điều trị COVID-19 tại Anh, anh Trần Sỹ (sinh ra và lớn lên ở TP.Vinh, Nghệ An, sang học và định cư tại London, Anh từ năm 2002 đến nay) chia sẻ: "Năm 2020, chúng tôi đã trải qua một năm đầy biến động. Hôm nay là ngày thứ 15 kể từ khi tôi phát hiện mình bị dương tính với virus SARS-CoV-2. Tết Nguyên đán đang đến gần, ai cũng nhớ về quê hương, nhớ cảnh sum vầy gia đình quây quần bên mâm cơm chiều 30 Tết, nhất là những người con xa xứ".

Anh Sỹ cho biết, những năm trước, năm nào anh cũng về quê một lần, nhưng riêng năm 2020 đành gác lại mọi nỗi nhớ niềm mong.

Giờ đây, tình hình dịch COVID-19 ở Anh đang rất phức tạp, chưa biết bao giờ mới chấm dứt. Cả 2 vợ chồng anh đều bị nhiễm COVID-19, nhưng rất may 3 đứa con không bị lây. Theo anh, nhiều gia đình Việt tại nơi anh sinh sống cũng bị nhiễm bệnh, nhưng tất cả đều tự cách ly và theo dõi tại nhà.

"Tôi được biết, hiện Việt Nam đang hạn chế người nhập cảnh về, đặc biệt là dừng các chuyến bay từ các nước có chủng virus biến thể mới, nhất là từ Anh.

Kể cả khi được nối chuyến bay trở lại, nếu dịch còn phức tạp, chúng tôi vẫn sẽ không về, bởi mỗi hành khách nhập cảnh về, lại vất vả cả hệ thống chính trị, bản thân người về cũng phải cách ly nghiêm ngặt, chẳng may nhiễm bệnh hay tái nhiễm, làm phiền rất nhiều người. Tôi sẽ đợi khi hết dịch, chắc chắn sẽ về thăm quê"- anh Sỹ tâm sự.

Đón Tết thế nào để đảm bảo an toàn trong dịch bệnh?

Chia sẻ với phóng viên Lao Động, PGS.TS Trần Đắc Phu- nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng- nhận định: Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại các quốc gia trên thế giới rất phức tạp, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam rất lớn, đặc biệt là thời gian này, người dân có nhu cầu về quê ăn Tết, lao động ở nước ngoài sẽ nhập cảnh về. Vì vậy cần quyết liệt chống dịch để người dân ăn Tết an lành.

Theo PGS Phu, trước tiên, cần phải tăng cường tuyên truyền cho người dân để nâng cao ý thức của cộng đồng. Người dân về quê ăn Tết thì phải nhập cảnh hợp pháp qua các cửa khẩu để được cách ly phòng chống dịch, tuyệt đối không nhập cảnh trái phép.

Tuyên truyền, khuyến cáo người thân nếu họ ở nước ngoài về nước. Nếu người thân, cộng đồng, tổ dân phố phát hiện có người nhập cảnh trái phép phải báo ngay để được đưa đi cách ly.

Hiện nay, tại Việt Nam, kể cả nhập cảnh hợp pháp và bất hợp pháp thì đều đã phát hiện các ca dương tính. Nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất lớn. Tất cả các trường hợp nhập cảnh hợp pháp hay bất hợp pháp đều bắt buộc phải cách ly tập trung 14 ngày.

Theo vị chuyên gia này, người dân tuyệt đối không được chủ quan, thực hiện tốt khuyến cáo 5K của ngành y tế, phải tăng cường đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tụ tập đông người, nhất là những người lạ, hay các đối tượng có nguy cơ như người già, người mắc bệnh nền cũng phải cảnh giác, không nên đến chỗ đông người, cảnh giác cao với ca bệnh cộng đồng.

"Ăn Tết, chơi Tết nhưng quan trọng nhất vẫn là phải phòng bệnh"- ông nói.

 

https://laodong.vn/y-te/chuan-bi-don-tet-the-nao-de-an-toan-trong-dich-covid-19-871633.ldo

Theo Thùy Linh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.