Cha mẹ áp đặt 'trẻ ngoan là trẻ biết vâng lời' sẽ có lúc thành hại con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cái cách mà cha mẹ thường khen thưởng khi con vâng lời hoặc trừng phạt khi con không vâng lời, đã gián tiếp khiến trẻ không dám nói 'không' trong các tình huống nguy hiểm.
 

 
Dạy con biết nói
Dạy con biết nói "không" lúc cần thiết ngay từ nhỏ - Minh hoạ: DAD



Vậy cha mẹ phải làm thế nào để con lên tiếng, dám nói "không", nhất là trong thời điểm mà những cuộc xâm hại tình dục, bạo hành, bạo lực học đường đang diễn ra “sôi nổi” như hiện nay?

Con không dám nói "không" vì sợ là trẻ hư

Câu “thần chú” chúng ta vẫn dạy trẻ trong việc phòng chống xâm hại là “Nói không, bỏ đi và kể lại với cha mẹ”. Nhưng để con dám nói "không", chịu "bỏ đi" và sẵn sàng “kể lại với cha mẹ” thì cần sự nỗ lực dạy trẻ nhiều năm chứ không chỉ đọc xong một cuốn sách hay sau một vài lần nhắc nhở là trẻ sẽ làm được. Nhất là khi nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa hề dạy con cách nói "không".

Lâu nay chúng ta vẫn quan niệm rằng một đứa trẻ ngoan là một đứa trẻ biết vâng lời người lớn. Luôn luôn là vậy. Cái cách mà cha mẹ khen thưởng con khi con ngoan, vâng lời cha mẹ, hay trừng phạt khi con không vâng lời, đã gián tiếp khiến con chúng ta không dám nói "không" trong các tình huống nguy hiểm như bị quấy rối. Nhất là 80% kẻ xâm hại đều là người quen biết với nạn nhân thì chính việc cha mẹ áp đặt "ngoan có nghĩa là vâng lời" sẽ khiến con bạn không dám nói "không". Kể cả khi đứa trẻ thuộc làu lời mẹ dạy “cơ thể này là của con”, thì đứa trẻ vẫn không dám phản kháng hoặc phản kháng yếu ớt nếu như "ông chú, bác trai, ông hàng xóm" quấy rối. Vì nếu phản kháng, nếu nói "không" thì trẻ sẽ lo sợ mình không nghe lời có nghĩa là không ngoan.

Để trẻ "kể lại" với cha mẹ lại còn khó hơn. Những sức ép từ dọa nạt như “cấm nói với cha mẹ, nếu không sẽ…”, khiến đứa trẻ sợ hãi. Trẻ còn luôn có tâm lý kể ra chưa chắc cha mẹ đã chịu lắng nghe. Sự tin tưởng rằng cha mẹ sẽ hoài nghi lời mình nói, cha mẹ sẽ làm ngơ hoặc cha mẹ sẽ nổi giận, khiến đứa trẻ sợ hãi khi phải kể ra...

Hãy cho con quyền được lên tiếng

Để muốn con nói "không", hãy cho con được quyền lên tiếng với cả những điều nhỏ nhất. Như con dám nói "không" khi bố mẹ bắt đi ngủ. Bố mẹ muốn con đi ngủ thì bố mẹ cần vừa tôn trọng lời nói "không" của con, vừa phải dùng cả lý lẽ để con nhận ra vì sao con cần đi ngủ sớm, chứ không phải bằng quyền lực của người làm cha, làm mẹ.

Như con dám nói "không" với việc làm bài tập về nhà mà bố mẹ không thể quát tháo con rằng “Con mà không làm bài là bố cho ăn đòn". Mà phải nói cho con biết tại sao con phải làm bài một cách thuyết phục. Dạy trẻ nói "không" cần nhất phải dạy bằng lòng tôn trọng con. Và đây là cả một quá trình. Đủ để con có thể nói không với bất cứ điều gì khiến con "không thấy thoải mái" chứ không chỉ ai đó xâm hại con, chạm vào vùng kín của con.

Việc "kể lại" với cha mẹ cũng vậy. Không phải cứ làm bạn với con là con có thể kể tuốt những điều con nghĩ, con lo, con buồn, con ghét, con yêu. Để con có thể lên tiếng với cha mẹ thì cần nhất vẫn cứ là con cảm nhận được cha mẹ tôn trọng con. Khi con đủ kiến thức rằng con đang bị xâm hại, con sẽ kể lại với ai tôn trọng và tin tưởng con. Thế nên, nếu bố mẹ không trở thành người như vậy thì người đó sẽ là ai?

Cuối cùng, để con lên tiếng không phải ngày một ngày hai hay dạy là con hiểu. Cha mẹ cần thực hành cùng con, chia sẻ cùng con, nói với con, tôn trọng con, tin tưởng con từ lúc con còn thơ bé.

 

Theo Hoàng Anh Tú (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.