Chừa đường lùi cho con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Suốt 2 năm trời, H.T.T. (ngụ xã Minh Tân, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) là tấm gương mà nhiều phụ huynh trong xã lấy để dạy con cái. Song, có lẽ vì niềm tự hào mà gia đình dành cho mình quá lớn đã khiến cô gái hẹp đường lùi.
Nhiều bậc phụ huynh đặt mong muốn quá cao ở con mình
Nhiều bậc phụ huynh đặt mong muốn quá cao ở con mình
1. Gia cảnh khó khăn, lại mồ côi cha từ nhỏ nên năm đầu lên Hà Nội, T. xin việc làm thêm, vừa lo cho bản thân, lâu lâu dư chút đỉnh thì gửi về phụ mẹ nuôi em. Song, “tật” của bà B. (mẹ T.) là con có một thì khoe 2, làm được 5 thì thiên hạ biết đến 10. Hết khen T. học giỏi, bà B. lại kể T. kiếm được việc làm thêm với thu nhập cao ngất ngưởng, ăn đứt đám bạn cùng trang lứa.
Mỗi lần về quê, đi đâu T. cũng nhận được lời khen ngợi của các cô, các bà và ánh mắt khâm phục của đám đàn em. Cô cũng từng nhắc mẹ đừng “nâng” mình lên cao quá nhưng cả cuộc đời của bà B., ngoài cô con gái xinh xắn, học giỏi ra thì gần như không còn gì để nở mày nở mặt với thiên hạ. Thậm chí, bà B. còn tự vẽ ra những mục tiêu rồi “gắn” cho con gái như sửa sang nhà cửa, mua sắm thứ này thứ kia, rồi đi đâu bà cũng kể mà không cần biết đến sự chật vật của con nơi phố thị.
Chuyện gì đến cũng đến, thời điểm công việc làm thêm gặp trục trặc, T. nhận lời làm nhân viên tiếp thị bia. Với mác sinh viên lại có chút nhan sắc, T. không đủ bản lĩnh để vượt qua cám dỗ, chẳng mấy chốc T. trở thành tình nhân của một đại gia lớn tuổi. Nếu không có ngày T. bị đánh ghen giữa phố thì trong mắt mọi người, T. vẫn là cô gái tuyệt vời. Có lẽ vì cú sốc và sự thất vọng quá lớn, bà B. nhiều lần tìm cách quyên sinh nhưng may được mọi người phát hiện kịp. Còn T. bỏ ngang việc học và ít về quê hẳn. 
2. Tại xóm nghèo ở huyện Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu), cậu trai mới bước qua tuổi 22 V.V.B. từng là tấm gương của đám trẻ trong xóm. Nhưng đâu ai biết, ở TPHCM, tấm bằng trung cấp của B. chẳng dễ xin việc nên ban ngày cậu chạy Grab, tối làm bảo vệ kiếm sống. Không muốn ba mẹ lo nên B. nói dối rằng mình có công việc ổn định, thu nhập tạm ổn.
Ở quê, đám trẻ cùng trang lứa với B., đứa phụ hồ, đứa ở nhà trông mấy vuông tôm, đứa thì lông bông, bởi vậy mà B. học xong trung cấp lại có việc làm trong văn phòng là hãnh diện của gia đình. Hàng tháng, B. gửi về đôi ba triệu để gia đình trang trải, ba mẹ Bình lấy đó làm tự hào với xóm giềng. Rồi hễ ở quê có chuyện gì cần đến tiền, ba mẹ lại gọi B.. Từ tiền học hành của mấy đứa em, tiền thuốc men, thậm chí tiền hàng xóm mượn đỡ vài trăm hay vài triệu đều được gia đình nhận lời rồi đánh điện lên cho B.. “Ba mẹ nói tôi sống phải biết trước biết sau, hàng xóm có công chuyện cần mới cậy đến mình; nào là ai cũng biết tôi có việc làm, lương lậu khá, từ chối bà con lối xóm vài ba đồng thì mất thể diện”, B. tâm sự. Vậy là cậu lại gồng lên xoay xở.
Đỉnh điểm là cách đây không lâu, ba cậu đòi phải mua bằng được xe máy đặng đi đám xá gần xa cho bằng anh bằng em. B. đành tìm đến tín dụng đen. Chỉ hơn 20 triệu đồng ban đầu, chẳng mấy chốc lãi mẹ đẻ lại con lên đến gần 70 triệu đồng. Đến khi không thể gồng gánh được, bên cho vay gọi về gia đình đòi nợ, rồi hình ảnh của B. được nhóm đòi nợ gửi khắp bạn bè trên mạng xã hội, mọi người mới té ngửa. 
Cả gia đình B. xoay xở khắp nơi cũng chẳng đủ trả nợ. Ba mẹ B. chẳng tiếc lời mà la mắng con thậm tệ, những lời tốt đẹp trước kia được thay bằng những lời đay nghiến. B. ê chê, cả ngày ở nhà, thi thoảng nhậu say mèm rồi cà khịa xóm giềng.
3. Với những gia đình khó khăn, có con đi học, đi làm ở xa là vậy. Họ thường đặt quá nhiều niềm tin vào con và vô tình đã chồng thêm áp lực lên con cái mình. Xóm giềng chẳng ai rõ thực hư ra sao, chỉ biết rằng qua những lời kể của ba mẹ chúng, đó là những đứa con thành đạt và hiếu thuận.
Thực tế, không ít người vì muốn ghi điểm với ba mẹ mà cố gồng lên để chứng tỏ bản thân đã trưởng thành và có trách nhiệm. Không ít bạn cho rằng, chỉ vì muốn ba mẹ có nơi mà kỳ vọng, có niềm tự hào để tự tin hơn với chòm xóm nên họ chấp nhận gánh thêm áp lực. Nhưng đáng tiếc, mấy ai ngờ, niềm tự hào ấy ngày càng khó kiểm soát, dẫn đến áp lực quá lớn khiến người trẻ chẳng dễ gì vùng vẫy.
Một cô gái chỉ làm công ăn lương bình thường nhưng trên trang cá nhân của mẹ, cô là người thành đạt, lập được công ty riêng từ hai bàn tay trắng khi mới 25 tuổi. Chúng tôi biết mục đích của người mẹ là để gia đình chồng, những người từng ruồng bỏ mẹ con bà, không còn coi khinh hai mẹ con. Cô con gái đã vẽ lên những viễn cảnh đẹp để rồi bà mẹ bấu víu vào mà hãnh diện với mọi người. Nhưng cũng từ đó, cô gái khép mình hơn với bạn bè và đồng nghiệp khi mọi chuyện sáng tỏ.
Sinh con ra, nuôi con khôn lớn, chẳng người cha người mẹ nào không kỳ vọng ở con. Thế nhưng, giá như cha mẹ biết thể hiện niềm tự hào đúng lúc và chân thực, biết chừa đường lùi cho con thì đó sẽ là lời động viên, là sức mạnh để con vào đời. Nếu không, đó là con dao hai lưỡi, nhất là khi người trẻ chưa đủ bản lĩnh và trưởng thành.
THANH LY (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.