Chàng trai bán mắm tự học tiếng Anh đi du học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Đậu đại học với điểm số cao nhưng Đào Xuân Lộc đã bảo lưu kết quả để về quê phụ gia đình bán mắm và tự mày mò học tiếng Anh, kiếm tìm cơ hội du học.

Tự mở cánh cửa đi riêng

Đào Xuân Lộc (22 tuổi) sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nghề chài lưới bên dòng sông Thạch Hãn (Triệu Phong, Quảng Trị). Gia đình có 7 anh chị em, cuộc sống khó khăn, nên từ nhỏ Lộc đã theo cha đánh bắt cá và vá săm xe, thế nhưng Lộc luôn là học sinh giỏi nhất lớp, nhất trường suốt 12 năm học.

 

Lộc (phải) đang học nhóm cùng với bạn bè tại Úc.
Lộc (phải) đang học nhóm cùng với bạn bè tại Úc.

Cũng vì cuộc sống gia đình khó khăn nên Lộc đã tự lập từ rất sớm. Lớp 10, Lộc chuyển vào học THPT chuyên của Trường ĐH Khoa học Huế. Ở đây, Lộc tự làm và lo cho cuộc sống của mình. Cũng từ đó đã tạo cho Lộc tính tự thân vận động rất cao, kể cả trong việc học.

Năm 2014, Lộc thi đỗ 27 điểm vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhưng Lộc đã xin bảo lưu kết quả để về bán mắm phụ gia đình và dành nhiều thời gian học tiếng Anh.

Tạm dừng việc học đại học là một quyết định táo bạo, nhưng Lộc luôn muốn thử thách mình ở những điều mới lạ và khó khăn hơn.

“Ba mẹ phản đối quyết liệt và đã từng thất vọng nhiều về mình. Nhưng mình muốn thử thách bản thân ở nhiều mảng khác mà chưa ai dám thử và mình sẽ tự mở những cánh cửa đi riêng cho bản thân trong tương lai”, Lộc tâm sự.

Lộc đã cảm thấy may mắn và biết ơn khoảng thời gian suốt 3 năm lăn lộn đi bán mắm, vì đã giúp bản thân có được những trải nghiệm cuộc sống sớm hơn. Và càng khó khăn thì ý chí trong lòng càng quyết tâm cao. Và thế là, sau 3 năm vừa đi làm, vừa tự học tiếng Anh, mới đây Lộc đã nhận được học bổng toàn phần của Trường ĐH Griffith tại Úc, dành cho những bạn trẻ làm việc trong mảng doanh nghiệp xã hội tài năng. Suất học bổng này chỉ dành cho 7 bạn trẻ trong khu vực Đông Nam Á và trong đó có chàng trai bán mắm này.

Tiếng Anh là chìa khóa mở được mọi cánh cửa

Để có được tấm vé đi du học, chàng trai này đã phải trải qua quá trình khổ luyện để “cày” học tiếng Anh. Lộc luôn tin, tiếng Anh là chìa khóa có thể giúp mình mở được những cánh cửa tương lai phía trước.

Sau 3 năm, từ một người rất tệ về tiếng Anh, Lộc đã thi được IELTS 7.0 và lấy được chứng chỉ dạy tiếng Anh quốc tế của Đại học Cambridge. Lộc nỗ lực học ngoại ngữ không chỉ mong muốn mở được các cánh cửa tương lai của mình mà còn nuôi ước mơ dạy cho nhiều bạn trẻ VN có thể học tốt tiếng Anh hơn, tiếp cận các phương pháp học đúng hơn. Chính vì thế, sau khi thành công, có được chứng chỉ dạy tiếng Anh, Lộc cùng chị gái giảng dạy phát âm tiếng Anh online cho bạn trẻ khắp cả nước. Năm 2016, mấy chị em nhà Lộc đã lên Đắk Nông lập một làng dạy tiếng Anh tên Hama - sức khỏe và hạnh phúc.

“Đây là nơi yên bình và tĩnh lặng để cho mọi người cùng nhau tu luyện tiếng Anh. Mình và chị gái rất tự hào đã tạo ra một cộng đồng học tiếng Anh, đào tạo học viên biết sống, biết làm việc và sáng tạo”, Lộc chia sẻ.

Về hành trình tự mày mò học tiếng Anh, Lộc kể: “Bắt đầu với phát âm chuẩn, sau hơn 3 tháng thì chuyển qua việc luyện nghe. Mình nghe thường xuyên và tai nghe lúc nào cũng bên cạnh để có thể nghe mọi lúc mọi nơi, kể cả lúc đi trên xe buýt hay đi vệ sinh… Bộ phim hài Friends là bộ phim mà mình dành nhiều thời gian xem đi xem lại nhiều nhất và cũng chính bộ phim này đã giúp mình hiểu hơn về văn hóa nước Mỹ và hiểu sâu cách suy nghĩ người bản xứ khi nói tiếng Anh. Rồi xem những chương trình nấu ăn của các đầu bếp nước ngoài, vừa xem, vừa nghe nên việc thẩm thấu từ và âm của mình nhanh và sâu hơn”.

Còn về phần luyện nói, Lộc cho biết lúc bắt đầu đã từng thử qua nhiều cách học khác nhau từ việc nhái giọng người bản xứ đến đọc thoại. Và sau đó, Lộc không ngần ngại khi mời các du khách nước ngoài về nhà mình chơi, cùng nấu ăn và trò chuyện với nhau suốt ngày, thế là khả năng giao tiếp ngày một nâng lên rõ rệt.

Nữ Vương/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.