(GLO)- Sau nhiều năm chạm đáy, giá hồ tiêu bắt đầu tăng trở lại. Với đà tăng trưởng như thời gian qua, cây hồ tiêu đang tái khẳng định vị thế là cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai.
Sau thời gian điêu đứng vì hồ tiêu rớt giá thê thảm, tiêu chết hàng loạt kéo theo hệ lụy nông dân Gia Lai gánh khoản nợ ngân hàng ngàn tỉ, đến nay nhiều người đã quay lại với cây tiêu.
(GLO)- Những ngày này, bà con nông dân trên địa bàn huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đang tập trung thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024. Giá hồ tiêu năm nay tăng cao so với các năm trước nên bà con rất phấn khởi.
Có một thời, hồ tiêu giúp hàng nghìn nông dân huyện Chư Pưh (Gia Lai) đổi đời, xây nhà lầu, tậu xe hơi. Nhưng cũng chính hồ tiêu khiến cuộc sống của họ điêu đứng, đến mức bán nhà “tha hương cầu thực“. Sau thời kỳ khủng hoảng, thủ phủ hồ tiêu nay đã “hồi sinh“ nhờ chuyển đổi cây trồng.
(GLO)- Nhằm hạn chế thấp nhất do ảnh hưởng dịch bệnh trên cây hồ tiêu, khôi phục lại kinh tế cho người dân, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã định hướng xây dựng vùng chuyên canh tập trung cây ăn quả gắn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và bước đầu đã mang lại kết quả khả quan.
Những năm qua, hàng nghìn nông dân trồng tiêu ở Tây Nguyên - nơi có vùng chuyên canh hồ tiêu lớn ở Việt Nam - gặp cảnh tiêu chết hàng loạt, giá tiêu hạt rớt thảm… phải bán tống bán tháo đất đai, nhà cửa; đi làm thuê ở các thành phố lớn để lấy tiền trả nợ.
(GLO)- Sau 3 năm triển khai thực hiện tại một số địa phương trong tỉnh Gia Lai, dự án “Xây dựng mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho cây hồ tiêu“ đã thu được thành công nhất định, giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận.