Cần tạo điều kiện để lao động trở lại các tỉnh phía Nam làm việc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi dịch Covid-19 được kiểm soát, thị trường việc làm ở các tỉnh phía Nam trở nên sôi động. Tuy nhiên, nhiều lao động ở Gia Lai vẫn chưa sẵn sàng quay lại làm việc vì e ngại dịch bệnh tái diễn. Do đó, ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần tạo điều kiện để lao động quay lại các tỉnh phía Nam làm việc.
Chưa hết mối lo
Mới đây, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức 3 phiên giao dịch việc làm lưu động tại một số xã của huyện Krông Pa. Tại đây, chúng tôi có dịp trao đổi với một số người từng làm việc tại các tỉnh phía Nam về địa phương tránh dịch. Họ vẫn còn nhiều lo lắng, lưỡng lự khi nhắc đến việc quay lại các tỉnh phía Nam để làm việc.
2 năm qua, vợ chồng anh Rơ Ô Sút (buôn Gôm Gốp, xã Ia Rmok) vào tỉnh Bình Dương làm công nhân cho một doanh nghiệp sản xuất giày xuất khẩu. Tháng 5-2021 dịch Covid-19 bùng phát, công ty cho công nhân nghỉ việc tạm thời. Sau 4 tháng chờ việc, vợ chồng anh quyết định về quê tránh dịch. Anh Sút cho hay: “Về nhà tránh dịch thì yên tâm nhưng không biết làm gì để có thu nhập. Vừa rồi, công ty thông báo vợ chồng tôi quay lại làm việc. Tuy nhiên, tôi hơi lo vì sợ dịch bùng phát trở lại thì công việc gián đoạn, rồi lặp lại vòng luẩn quẩn như thời gian vừa rồi”.
Tương tự, chị Ksor H’Dla (buôn Toát, xã Ia Rsươm) cho biết: 3 năm qua, chị làm công nhân cho một doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương với thu nhập bình quân 15 triệu đồng/tháng. Từ tháng 5, dịch bùng phát, chị thất nghiệp. Khoản tiền dành dụm dùng cho ăn uống, nhà trọ đến cuối tháng 10 thì hết sạch. Vì vậy, chị phải về quê tránh dịch. “Mới đây, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh về xã tổ chức phiên giao dịch việc làm, tôi nhờ kết nối với doanh nghiệp cũ để quay lại làm việc. Tôi mong dịch bệnh qua mau để còn làm việc, ổn định cuộc sống”-chị H’Dla bộc bạch.
Người lao động huyện Krông Pa đăng ký quay lại các tỉnh phía Nam làm việc tại phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức. Ảnh: Đinh Yến
Người lao động huyện Krông Pa đăng ký quay lại các tỉnh phía Nam làm việc tại phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức. Ảnh: Đinh Yến
Cần cơ chế, chính sách phù hợp
Báo cáo tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở tiến hành khảo sát, thống kê và dự kiến trong tháng 11-2021 sẽ có phương án cụ thể để hỗ trợ người lao động trở lại các tỉnh phía Nam làm việc. “Hiện tại, các địa phương đang khẩn trương thống kê số lượng người quay trở lại nơi cũ làm việc. Tinh thần chung là khuyến khích người lao động quay lại các tỉnh phía Nam làm việc an toàn, 100% lao động đều được ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19”-bà Rcom Sa Duyên thông tin.

Theo thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, tính đến cuối tháng 10-2021, toàn tỉnh có hơn 42.000 lao động từ các tỉnh phía Nam trở về địa phương. Các địa phương dẫn đầu về số lao động trở về gồm: Chư Pưh (6.803 người), Chư Sê (5.283 người), TP. Pleiku (4.364 người) và Chư Prông (3.696 người). 

Cũng tại buổi làm việc, ông Nguyễn Ngọc Minh-Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh-đề xuất: “Chính sách khuyến khích người lao động quay lại thị trường việc làm các tỉnh phía Nam nên chăng tập trung hỗ trợ tiền ăn ở, đưa đón từ địa phương trở lại nơi làm việc. Bởi lẽ, đa phần lao động ở tỉnh ta đều ở nông thôn, cuộc sống khó khăn, nếu được hỗ trợ sẽ thu hút họ quay trở lại làm việc”. Còn ông Lê Thanh Truyền-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thì cho hay: “Đơn vị chú trọng kết nối cung cầu giữa người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn; hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm; đào tạo nghề… để đáp ứng nhu cầu tìm việc làm tại địa phương. Bên cạnh đó, tổ chức các phiên giao dịch việc làm về tận thôn, làng để người lao động kịp thời nắm bắt, tham gia tìm được vị trí việc làm phù hợp”.
Đề cập giải pháp tạo việc làm cho người lao động, Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình nhấn mạnh: Đối với lao động từ các tỉnh phía Nam trở về, tỉnh cần nhanh chóng hỗ trợ việc làm tại địa phương hoặc tạo điều kiện để lao động trở lại phía Nam làm việc tại các đơn vị cũ, sống an toàn với dịch. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cần đẩy mạnh thực hiện dịch vụ việc làm trực tuyến, các phiên giao dịch việc làm về tới thôn, làng để kết nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Những lao động muốn ở lại quê hương làm việc thì hỗ trợ đào tạo nghề, vốn vay giải quyết việc làm. Đối với lao động có nhu cầu quay lại làm việc tại các tỉnh phía Nam thì lên phương án hỗ trợ cụ thể. Chúng ta phải làm thật tốt vấn đề này để giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động, nếu không sẽ dễ dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo gia tăng.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Cháy rừng lan rộng, Bồ Đào Nha ban bố tình trạng thảm họa

Cháy rừng lan rộng, Bồ Đào Nha ban bố tình trạng thảm họa

(GLO)- Thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro đã ban bố tình trạng thảm họa cho các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cháy rừng lan rộng. Hơn 100 vụ cháy rừng đã khiến hàng ngàn lính cứu hỏa phải làm việc hết công suất ở miền Bắc Bồ Đào Nha, đã có 7 người tử vong kể từ ngày 14-9 đến nay.

Gia Lai tiếp nhận, phân bổ 8 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Gia Lai tiếp nhận, phân bổ 8 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

(GLO)- Từ ngày 12-9 đến 11 giờ ngày 16-9, Quỹ Cứu trợ tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 8 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân trong tỉnh hỗ trợ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Từ số tiền này, tỉnh đã chuyển hỗ trợ các tỉnh phía Bắc và tỉnh kết nghĩa Cao Bằng để khắc phục hậu quả bão, lũ.
Hạnh phúc bình thường

Hạnh phúc bình thường

(GLO)- Có những người để sống cuộc đời bình thường, họ phải nỗ lực vượt qua sự khác thường của giới tính từ khi sinh ra. Nhưng dù ở giới tính nào, họ luôn khao khát được sống thật với chính con người mình, được chấp nhận và tôn trọng, được làm việc và cống hiến.
Trung thu năm ấy ở làng Hà Đừng

Trung thu năm ấy ở làng Hà Đừng

(GLO)- Vào dịp Trung thu cách đây mấy năm, nhóm bạn trẻ ở TP. Pleiku nhắn tin: “Chú rảnh không, đi về làng xa vui Trung thu cùng các cháu nhỏ”. Thế là tôi nhận lời ngay. Bởi mới về nghỉ hưu, thời gian cũng rảnh và làng xa đúng là xa thật: Làng Hà Đừng 1 và Hà Đừng 2 (xã Đăk Rong, huyện Kbang).
Gia cảnh khốn khó cần được giúp đỡ

Gia cảnh khốn khó của anh Ksor Loai

(GLO)- Theo chân ông Ksor Líu-Trưởng thôn H’Muk (xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), chúng tôi đến thăm gia đình anh Ksor Loai (SN 1972) và chị Rơ Ô H’Zút (SN 1974) và tận mắt chứng kiến gia cảnh khốn khó của họ.