(GLO)- Gần 2 năm sau khi xuất bản tập đầu tiên hồi ký “Căn cứ địa cách mạng Khu 10: Những ký ức không quên”, mới đây, tập II với nhan đề như trên đã ra mắt quý bạn đọc. Đây là tư liệu quý nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
(GLO)- Một ngày đầu tháng 4-1997, chúng tôi tìm đến làng Slam (xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) để tìm gặp ông Đinh Văn Thuận-người có tên được gắn với một trạm giao bưu trong căn cứ địa cách mạng khu 10. Năm ấy, ông Thuận 67 tuổi.
Nhắc đến Tây Nguyên, hình ảnh “những con đường đất đỏ, lượn vòng trên cao nguyên” trong ca khúc “Tình ca Tây Nguyên” của nhạc sĩ Hoàng Vân lại hiện về trong mỗi chúng ta. Với một người đi công tác nhiều như tôi thì mùa mưa và những con đường luôn ăm ắp trong miền nhớ.
(GLO)- Tôi biết chú Hoàng Thanh Hà từ khi ông còn làm Trưởng ban Binh vận tỉnh ở trong Căn cứ địa cách mạng Khu 10 (xã Krong, huyện Kbang). Đó là dịp chuẩn bị tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm của Ban vào cuối năm 1973.
(GLO)- Dẫu không trực tiếp cầm súng, song với những người “thợ chiếu bóng” thời chiến, việc đưa các thước phim tài liệu cách mạng đến với đồng bào, chiến sĩ cũng là nhiệm vụ cao cả. Để rồi, sau hơn nửa thế kỷ ngồi ôn lại kỷ niệm, trong họ vẫn vẹn nguyên bao xúc cảm của một thời đầy gian khó mà rất đỗi tự hào.
(GLO)- Trong những năm tháng gian khổ, ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trừ lương thực được sản xuất tại chỗ, các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ cho công tác và chiến đấu ở Căn cứ địa cách mạng Khu 10 (xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều phải xuống các cơ sở của ta ở Bình Định cõng về. Không có lực lượng làm công tác vận tải chuyên trách, các ban, ngành phải tự cử người thay phiên nhau cõng hàng về cho đơn vị mình. Bởi vậy, những ai đã từng công tác, chiến đấu ở Krong bấy giờ phần lớn đều tham gia nhiệm vụ cõng hàng, thời gian dài hay ngắn tùy sự phân công.
(GLO)- Nhằm đảm bảo lương thực, thực phẩm phục vụ cuộc chiến đấu lâu dài, năm 1971, tại căn cứ địa cách mạng Khu 10, Tỉnh ủy Gia Lai đã quyết định thành lập Hợp tác xã (HTX) Quyết Thắng.
(GLO)- Cũng không biết dùng từ gì thích hợp hơn từ “gan lì” để hình dung về bà Vy Thị Hồng Sơn (hiện trú tại số 66/6 Hùng Vương, phường Hội Thương, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thời điểm bà được giao làm nhiệm vụ liên lạc, giao nhận công văn, tài liệu khi tham gia hoạt động tại Ban Giao bưu ở Căn cứ địa cách mạng Khu 10.
(GLO)- Chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng tỉnh Gia Lai (17/3/1975-17/3/2023), nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức cho cán bộ, hội viên, đoàn viên về thăm Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong (huyện Kbang). Hành trình về nguồn khơi dậy trong thế hệ trẻ lòng biết ơn, niềm tự hào đối với những đóng góp, hy sinh của thế hệ cha ông.
(GLO)- Sáng 19-11, tại Hội trường 2-9, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội thảo thông qua nội dung bản thảo Hồi ký “Căn cứ cách mạng khu 10-Những ký ức không quên“.
(GLO)- Ngày 17-9, tại Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong, Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND huyện Kbang tổ chức trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ“ năm 2021.
(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 37-KH/BTGTU về tiếp tục nghiên cứu, biên soạn, biên tập và xuất bản tập hồi ký “Căn cứ địa cách mạng khu 10-những ký ức không quên“.