Cái Tết no của nhà Nay A Lĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi nhà nhà đang tất bật chuẩn bị cho một cái Tết sung túc và tươm tất, thì đâu đó ở xã Ia Rsai (huyện Krông Pa), niềm vui cũng đã tràn về chỉ bởi Tết này, họ sẽ không phải chạy ăn từng bữa nữa. Với họ, một ngày no, thực sự đã là một ngày Tết.

Những ngày giáp Tết, trời Ia Rsai bỗng dưng se se lạnh. Không còn cái nắng oi ả nữa mà bầu trời đã khuất lấp sau đám mây mù. Gió men theo sườn núi cũng trườn về luồn lách vào trong từng mái nhà sàn. Ở cái chảo lửa này, cái lạnh trở nên vô cùng hiếm hoi và đang quý biết bao. Người Ia Rsai nhủ rằng, có lẽ ông trời đã ban cho cái lạnh ấy vào những ngày chuyển giao năm cũ, năm mới này để họ được trải nghiệm một cái Tết lạ lẫm như người thành phố. Ở trung tâm xã, những bộ quần áo mới sặc sỡ sắc màu đang được bày bán la liệt. Năm nay hàng nông sản rớt giá, thu nhập trong dân giảm trầm trọng, nhưng cái Tết thì vẫn cứ là cái Tết. Đó vẫn là một dịp sum họp quây quần, vẫn là nơi để họ cùng nhìn lại một năm với nhiều biến động đã trôi qua để hướng tới một mùa vụ mới với niềm tin sẽ bội thu. Cũng có những người, Tết là dịp ít ra họ sẽ được ăn no. Sẽ không còn là những bữa cơm dè xẻn mà vợ chồng nhìn mặt nhau buồn rười rượi, không còn những ngày xách tô đi vay gạo chạy ăn từng bữa.

 

Mùa xuân đã về trên ngôi nhà sàn nhỏ của Nay A Lĩ. Ảnh: Văn Ngọc
Mùa xuân đã về trên ngôi nhà sàn nhỏ của Nay A Lĩ. Ảnh: Văn Ngọc

Buổi chiều, trong ngôi nhà sàn ở mé làng, những đứa trẻ nhà Nay A Lĩ (buôn Puh) đang ngủ ngon lành sau bữa cơm trưa. Anh cả Ksor Li Ba (10 tuổi) và cậu em đang vùi mình trong chăn còn cậu út mới chỉ 18 tháng tuổi đang say sưa vắt vẻo trên lưng mẹ. Chị Ksor H’Hoa (vợ anh A Lĩ) bảo rằng, lâu rồi chúng mới được ngủ ngon thế. Là bởi cái thời tiết se se lạnh lạ thường và quan trọng hơn cả là bởi cái nồi cơm nơi góc nhà. Cái nồi ấy vẫn còn sót lại một chút cơm - điều hiếm hoi không kém cơn gió lùa mang theo cái lạnh đang tấp vào mái tôn ngoài kia. Hóa ra, nhà chị H’Hoa là một trong hơn 500 gia đình nghèo có nguy cơ bị đói đươc nhận gạo cứu trợ của Chính phủ trong đợt giáp Tết vừa qua. Trước ngày nhận gạo cứu đói, đáy nồi cơm nhà chị Hoa thường xuyên nhẵn nhụi. Trong cái đợt cuối năm này, khi mấy sào mì vẫn chưa được thu hoạch, khi việc làm công ngày càng ít, người làm thì đông lên nên hai vợ chồng chị phải thường xuyên đi vay mượn để mua gạo.
 
Chị H’Hoa năm nay vừa bước qua tuổi… 23 nhưng đã có 3 mụn con. Chị bảo: “Người Jrai mình thế, cưới nhau sớm lắm. Người Jrai mình thích đẻ con gái lắm, vì con gái sau này sẽ ở với ama, ở với mí (bố, mẹ) chứ con trai nó lấy vợ là theo vợ nó về luôn. Nhưng mình chỉ đẻ ra con trai, cố đẻ thêm để có đứa con gái thì cũng vẫn chỉ ra con trai thôi”. Ngoảnh đi ngoảnh lại, người phụ nữ mới chỉ 24 tuổi ấy đã đùm đuề 3 đứa con nhỏ nên mọi công việc đồng áng đều rơi vào tay anh Nay A Lĩ. Hôm chúng tôi đến thăm nhà đã là ngày 27 Tết, nhưng anh Nay A Lĩ vẫn đang đi làm công mì với giá 100 ngàn đồng/ngày công. “Mình lo cho các con bận bịu lắm nên chủ yếu là chồng đi làm thuê kiếm tiền mua gạo thôi. Rẫy nhà mình được có mấy sào, trồng mì mà mì rẻ quá chưa nhổ được. Bữa giờ mình phải mượn gạo của hàng xóm, họ hàng rồi về cả nhà bố mẹ nữa” – chị H’Hoa than thở.

Nhưng Tết này chị đã nhận được 75kg gạo cứu đói. 3 bao gạo đầy ắp để ở góc nhà là tất cả những gì gia đình chị chuẩn bị cho Tết. Không có áo quần mới cho lũ trẻ, có chăng sẽ là chút bánh kẹo mà anh Nay A Lĩ mang về sau buổi chiều đi làm rẫy, nhưng với họ, hơn 500 hộ dân với 7,6 tấn gạo cứu đói, đây cũng là cái Tết đủ đầy. Với một cái bụng no, họ sẽ vượt qua được những ngày đói kém này để chợ đợi một mùa xuân mới sẽ mang lại nhiều điều khởi sắc hơn…

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

(GLO)- Phát huy lợi thế là trung tâm vùng kinh tế phía Đông Nam tỉnh, sau hơn 11 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của người dân, thị xã Ayun Pa đã từng bước khai thác tiềm năng và nội lực, đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

(GLO)- Năm 2018, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả các mặt hàng nông sản giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Ia Grai. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự điều hành của UBND huyện, kinh tế-xã hội huyện vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả tích cực.
Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

(GLO)- Sau 30 năm thành lập, huyện Kông Chro đã có sự phát triển mạnh mẽ, đầy hứa hẹn. Bộ mặt đô thị và nông thôn đang đổi mới từng ngày, đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước được cải thiện và nâng cao.
Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

(GLO)- Sau 15 năm thành lập, kinh tế-xã hội của huyện Đak Pơ có bước phát triển vượt bậc. Đời sống người dân ngày một cải thiện. Có được kết quả này là nhờ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã tạo động lực giúp vùng đất thuần nông Đak Pơ phát triển mạnh mẽ.
Đất nước của những triệu phú

Đất nước của những triệu phú

(GLO)- Công quốc Monaco nằm ở một eo biển nhỏ phía Nam nước Pháp, bên bờ biển Côte dAzur, nước Pháp bao quanh 3 mặt, mặt còn lại giáp biển Địa Trung Hải. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 2,02 km2, Monaco là quốc gia nhỏ thứ 2 thế giới (chỉ sau Vatican), dân số 38.000 người-nằm trong top 10 quốc gia có dân số ít nhất thế giới. Tuy nhỏ về diện tích và ít về dân số nhưng quốc gia này có đến 1/3 dân số là triệu phú và rất nhiều tỷ phú, không có người nghèo, được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia có tỷ lệ triệu phú cao nhất thế giới. Do vậy, Monaco được mệnh danh là đất nước của những triệu phú đô la.
Xã luận: Xuân khát vọng

Xã luận: Xuân khát vọng

(GLO)- Chúng ta quyến luyến chia tay năm Mậu Tuất, bước sang Xuân mới Kỷ Hợi 2019. Với Gia Lai, năm Mậu Tuất 2018 ghi dấu ấn đặc biệt trên nhiều lĩnh vực, thể hiện rõ quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, khát vọng vươn lên chinh phục những tầm cao mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Những ngày ở Nhật

Những ngày ở Nhật

(GLO)- Trong tâm thức của người Việt hàng thế kỷ nay, Nhật là dân tộc có nhiều điều đáng học. Tư tưởng duy tân từ cụ Phan Chu Trinh và kế tiếp là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu in đậm sử sách, ăn sâu tư duy thế hệ chúng tôi. Vì vậy, được đến nước Nhật, tận thấy cuộc sống của người Nhật từ lâu là ước muốn của nhiều người.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

(GLO)- Năm qua, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã liên tục đi kiểm tra, thị sát cơ sở, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình, giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ. Qua đó đã tăng cường sức mạnh đoàn kết, đẩy nhanh phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.
Xuân về trên núi

Xuân về trên núi

(GLO)- Ở xứ cao nguyên này, mưa thì dằng dặc, triền miên, nắng thì hoang hoải, kiệt cùng. Những khoảnh khắc xuân-hạ-thu-đông dường như chỉ đỏng đảnh ghé qua chớp nhoáng trong một thời khắc nào đó, mà nếu hững hờ, sẽ khó lòng mà nhận ra.
Thưởng trà và sống chậm

Thưởng trà và sống chậm

(GLO)- Yêu thích nghệ thuật trà đạo và triết lý Phật giáo, anh Võ Thanh Hưng đã quyết tâm xây dựng một không gian thưởng thức trà đúng chất xưa. Nét xưa ấy thể hiện ngay từ cái tên Hồn Gỗ của quán cho đến cách mà anh ngồi đối ẩm cùng những người trót mê đắm hậu vị ngọt mát của các loại trà Việt.
Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

(GLO)- Năm 2018, Gia Lai tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Minh chứng là qua 2 lần tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với TP. Hồ Chí Minh, kết quả đạt được đều rất khả quan với nhiều dự án đã được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.
Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

(GLO)- Bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, huyện Chư Sê đã tập trung mọi nguồn lực để quy hoạch, chỉnh trang đô thị, tu sửa, nâng cấp hệ thống đường giao thông, vỉa hè… nhằm hướng tới mục tiêu trở thành thị xã trước năm 2020.
Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

(GLO)- Năm 2017, huyện Chư Pưh đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, giá trị tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,05%. Trong đó, nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,6%, công nghiệp-xây dựng tăng 12,92%, dịch vụ tăng 13,96%; thu nhập bình quân đầu người đạt 39,31 triệu đồng/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn hơn 282 tỷ đồng, đạt 104,28% kế hoạch. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 23.585,7 ha, đạt 101,31% kế hoạch.
Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

(GLO)- Tăng cường hoạt động phòng-chống dịch, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để người dân chủ động giám sát dịch tễ; triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu y tế-dân số, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở; phát triển và mở rộng dịch vụ, kỹ thuật y tế tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng...
Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

(GLO)- Ngày trước, khi nói về Bộ đội Biên phòng, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh chú chiến mã phi nước đại trên đỉnh núi cao xa. Tuy nhiên, lính Biên phòng không chỉ có ngựa mà còn sở hữu một lực lượng rất đặc biệt, đó là những chú chó nghiệp vụ cực kỳ nhanh nhạy, thông minh. Những ngày đầu Xuân Mậu Tuất, chúng tôi có dịp lên xã Ia Mơr (huyện Chư Prông) thăm Cụm Cơ động Chó nghiệp vụ 3-Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ trên toàn tuyến biên giới các tỉnh Tây Nguyên.