Bộ ảnh tình yêu 40 năm bên nhau của cặp đôi khiến ai xem cũng ao ước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ ảnh 'tình già'  kỷ niệm 40 năm ngày cưới của cặp vợ chồng ở Đồng Tháp đã khiến mạng xã hội chia sẻ với sự ngưỡng mộ.
 

 



Hình ảnh cụ ông, cụ bà không ngần ngại trao cho nhau cái nắm tay thật chặt, những cái ôm âu yếm với nụ cười nở trên môi khiến ai xem cũng phải ao ước.

Nhân vật chính của bộ ảnh là ông Trần Văn Lãnh (sinh năm 1963), bà Đỗ Thị Duy (sinh năm 1958), cả hai ông bà đều sinh ra và lớn lên ở TP. Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp). Ông Lãnh trước kia gắn bó với ruộng đồng, chăn nuôi gà vịt sau này chuyển sang làm bảo vệ ở bệnh viện Đa khoa Cao Lãnh. Bà Duy hiện là giáo viên đã về hưu.


 

 


Được biết, ông cưới bà chẳng có một bữa hẹn hò, không có lời cầu hôn lãng mạn, nên duyên vợ chồng qua lời giới thiệu của người quen. Mùa hè năm 1980, một tháng sau ngày gặp mặt, lễ cưới của ông bà được tổ chức. Đến nay đã tròn 40 năm, họ có khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau với 3 người con gái, trong đó hai người con đầu theo nghiệp “cầm phấn” của mẹ.
 

 


Chị Hồng Phúc (con gái út của ông bà) cho biết, mẹ chị bị bệnh tiểu đường, sinh biến chứng nên chân khá yếu không đi xa được. “Đi chụp hình cưới từ sáng đến chiều nhưng chưa bao giờ ba để mẹ phải tự đi đứng. Chân mẹ tôi khá yếu nên ba phải đi chậm để dìu, anh nhiếp ảnh chụp lại khoảnh khắc này tôi xem mà chợt rưng rưng nước mắt”, chị Phúc cho hay.
 

 


Ở nhà, có việc lớn việc nhỏ gì bà Duy cũng hỏi ý kiến ông Lãnh nếu ông đồng ý bà mới làm. Với bà, không chỉ có tình yêu thương, ông bà còn phải tôn trọng nhau mới có thể sống lâu, sống bền với nhau.
5
“Tôi còn nhớ năm thứ 3 đại học, nghe tin mẹ té xe, gãy cả xương vai tôi chạy về để chăm sóc nhưng về được 3 hôm thì bị “đuổi” vì mọi thứ đã có ba lo. Cơm ba nấu, lấy thuốc cũng ba, ba còn bồng rồi tắm cho mẹ luôn, coi vậy mà ngọt ngào lắm”, chị Phúc nhớ lại.

 

 


“Người ta có thể cưới nhau dăm ba năm hoặc 10 năm rồi xưng hô “ông tui – bà tui” cho bớt ngại ngùng nhưng ba mẹ tôi đến 40 năm rồi vẫn là anh – em ngọt ngào, đến nỗi cậu, chú, dì, dượng đều ghẹo nhưng ba mẹ vẫn coi đó là sự lãng mạn trong tình yêu. Tôi thấy vui và hạnh phúc về điều đó”, chị Phúc vui vẻ nói.
 

 
 
 
 



Anh Phan Tuấn Anh, tác giả bộ ảnh cho biết, địa điểm chụp diễn ra ngay trước nhà của ông bà để tiện việc đi lại. Mọi cử chỉ, cảm xúc đều được ông bà diễn lại một cách tự nhiên nên mọi bức ảnh đều được anh ghi lại một cách chân thực nhất.

 

 



“Ông bà rất tình cảm với nhau, chân bà hơi yếu nhưng ông luôn hỗ trợ đi bên cạnh bà. Tôi rất thích chụp hình cho những người già vì thấy họ hạnh phúc mình cũng vui và muốn mang đến niềm vui đến với họ”, anh Tuấn Anh nói.

 

 



Theo Dương Lan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...