Biến thể COVID-19 Ấn Độ đã xuất hiện tại ít nhất 53 vùng lãnh thổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Báo cáo nhấn mạnh biến thể B.1.617 đã gia tăng tốc độ lây lan, trong khi các chuyên gia y tế đang xác định mức độ nguy hiểm và nguy cơ lây nhiễm biến thể này.

 Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Prague, CH Séc, ngày 14/10/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Prague, CH Séc, ngày 14/10/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 26/5 công bố báo cáo cho biết biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ (biến thể B.1.617) đã được chính thức ghi nhận xuất hiện tại 53 vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo báo cáo cập nhật hằng tuần của WHO, ngoài các vùng lãnh thổ trên, cơ quan này còn tiếp nhận nguồn tin chưa chính thức cho biết đã phát hiện biến thể B.1.617 tại 7 vùng lãnh thổ khác. Như vậy, biến thể này đã xuất hiện tại 60 vùng lãnh thổ.   

WHO phân chia biến thể B.1.617 thành 3 dòng gồm B.1.617.1; B.1.617.2 và B.1.617.3. Cụ thể, B.1.617.1 được ghi nhận tại 41 vùng lãnh thổ; dòng thứ 2 xuất hiện tại 54 vùng lãnh thổ và dòng thứ 3 tại 6 vùng lãnh thổ.

Tính tổng cộng, các dòng thuộc biến thể B.1.617 được ghi nhận chính thức tại 53 vùng lãnh thổ và ghi nhận chưa chính thức tại 7 vùng lãnh thổ.

Báo cáo nhấn mạnh biến thể B.1.617 đã gia tăng tốc độ lây lan, trong khi các chuyên gia y tế đang xác định mức độ nguy hiểm và nguy cơ lây nhiễm biến thể này.

Ngoài biến thể trên, báo cáo cũng cung cấp thông tin về 3 biến thể đáng lo ngại khác của virus SARS-CoV-2, gồm các biến thể được ghi nhận đầu tiên ở Anh (B.1.1.7), ở Nam Phi (B.1.351) và ở Brazil (P.1).

Con số thống kê được WHO tổng hợp dựa trên các nguồn tin chính thức và không chính thức. Theo đó, biến thể B.1.1.7 đã xuất hiện tại 149 vùng lãnh thổ;  B.1.351 xuất hiện tại 102 vùng lãnh thổ và P.1 tại 59 vùng lãnh thổ.

Báo cáo cập nhật cũng liệt kê 6 biến thể khác đang được các nhà khoa học theo dõi. Trong đó, một biến thể được phát hiện đầu tiên tại nhiều nước, 2 biến thể phát hiện đầu tiên tại Mỹ và 3 biến thể phát hiện đầu tiên ở Brazil, Philippines và Pháp.

Báo cáo nhấn mạnh “virus ngày càng tiến hóa, và SARS-CoV-2 càng lây lan virus này càng có thêm cơ hội tiến hóa," do đó, "việc giảm lây nhiễm thông qua các biện pháp kiểm soát dịch bệnh là những yếu tố quan trọng trong chiến lược toàn cầu nhằm giảm nguy cơ xuất hiện các biến thể tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng."

Cũng theo báo cáo trên, trong tuần qua, số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 tiếp tục tăng trên toàn cầu, ở mức lần lượt là 4,1 triệu ca và 84.000 ca.

Con số này tăng tương ứng 14% và 2% so với tuần trước đó. Khu vực châu Âu ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong giảm mạnh nhất, kế đến là khu vực Đông Nam Á.

Trong khi đó, số ca ghi nhận tại châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, châu Phi và Tây Thái Bình Dương vẫn tương đương các mốc ghi nhận một tuần trước.

Báo cáo nhấn mạnh bất chấp xu hướng giảm trong 4 tuần gần đây, số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 trên toàn cầu vẫn ở mức cao, thậm chí ghi nhận các mức tăng đáng kể tại nhiều quốc gia.

Trong 7 ngày trở lại đây, 5 quốc gia có số ca nhiễm mới cao nhất là Ấn Độ với 1.846.055 ca (giảm 23%), Brazil 451.424 ca (tăng 3%), Argentina 213.046 ca (tăng 41%); Mỹ 188.410 ca (giảm 20%) và Colombia 107.590 ca (giảm 7%).      

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.