Biến gỗ mục thành "vàng ròng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ từ những thân gỗ mục, anh Ngô Bảo Lâm (36 tuổi, ở P.Thắng Lợi, TP.Kon Tum, Kon Tum) đã điêu khắc thành những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo, đẹp mắt, doanh thu hàng trăm triệu đồng/tháng.
Tốt nghiệp kỹ sư ngành xây dựng tại TP.HCM, anh Lâm quay về TP.Kon Tum mở tiệm kinh doanh hàng gia dụng. Lúc bấy giờ thị trường tượng gỗ ở Kon Tum vẫn chưa phổ biến, tuy có một số xưởng nhưng mẫu mã sản phẩm chưa độc đáo. Với tư duy nhạy bén, mong muốn tạo nên tượng gỗ điêu khắc độc nhất nên anh Lâm bắt tay mở xưởng và kinh doanh. Được một thời gian, anh giao cửa hàng gia dụng cho vợ quản lý để chuyển hẳn sang phát triển xưởng và kinh doanh tượng gỗ.

Từ những thân gỗ mục, anh Lâm đã chế tác ra những bức tượng gỗ độc đáo. Ảnh: Đức Nhật
Từ những thân gỗ mục, anh Lâm đã chế tác ra những bức tượng gỗ độc đáo. Ảnh: Đức Nhật
Do chưa có kinh nghiệm nên anh Lâm phải đi tham quan học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi và tìm hiểu thêm trên mạng. Để có nguồn nguyên liệu, anh đến khắp các làng người đồng bào dân tộc thiểu số để thu mua những thân gỗ bị mục nhưng lõi bên trong vẫn còn sử dụng được. Khi mang về, trong đầu anh sẽ có ngay ý tưởng chế tác nó thành những hình ảnh đặc biệt. Hoàn thành xong tượng, anh Lâm đăng lên mạng xã hội để quảng cáo. Những sản phẩm với hình dáng độc đáo, mới lạ nên được rất nhiều người yêu thích và đặt mua.
Cũng từ đó, mặt hàng của anh được nhiều cửa hàng gỗ mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum tin tưởng, nhập về với số lượng lớn. Đơn hàng đặt nhiều, một mình không thể làm kịp nên anh Lâm đã hợp tác với 4 xưởng mộc chuyên đục và điêu khắc để đủ hàng cung cấp cho khách trong và ngoài tỉnh.
Khác với nhiều cơ sở gỗ mỹ nghệ sản xuất đại trà cùng một khuôn mẫu. Sản phẩm anh Lâm luôn phá cách, độc đáo và đa dạng mẫu mã. “Bức tượng gỗ đạt chất lượng phải có cái hồn. Nét mặt của tượng đục ra phải phù hợp với điều tác giả muốn thể hiện. Ngay từ khâu chọn gốc cây cũng phải tỉ mỉ để tạc ra những bức tượng khiến khách hàng ưng ý để sẵn sàng mua với giá chục triệu đến hàng trăm triệu đồng”, anh Lâm chia sẻ.
Cũng theo anh Lâm, hiện nay, thị trường gỗ mỹ nghệ ngày càng khắt khe, sản phẩm làm ra không chỉ đẹp, mà còn phải có hình dáng độc đáo. Do đó, đòi hỏi người thợ phải có óc sáng tạo, dày công tìm hiểu để điêu khắc ra những món hàng ưng ý và chất lượng. Hiện anh Lâm có 2 xưởng chuyên làm tượng gỗ. Trong cửa hàng, anh đang trưng bày hơn 1.000 tượng gỗ lớn, nhỏ. Mỗi tượng có hình thù khác nhau như Di lặc, Quan âm, ngũ phúc... Các sản phẩm mỹ nghệ có giá thấp nhất là 300.000 đồng/tượng, giá cao nhất lên đến trên 100 triệu đồng. Bình quân, sau khi trừ các chi phí, anh thu về trên 100 triệu đồng/tháng.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND P.Thắng Lợi (TP.Kon Tum), anh Lâm là một trong những thanh niên tiêu biểu cho phong trào khởi nghiệp tại địa phương. Từ những sản phẩm gỗ mỹ nghệ, xưởng mộc của anh Lâm thu về hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Không chỉ phát triển kinh tế, xưởng mộc của anh Lâm còn giải quyết việc làm cho khoảng 20 lao động tại địa phương.
Theo Đức Nhật (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.