Hệ thống trồng nấm thông minh  

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chứng kiến trại nấm của người hàng xóm bị chết hàng loạt do thiếu độ ẩm, 2 học sinh lớp 8 đã nảy ra ý tưởng chế tạo hệ thống trồng nấm thông minh.

Hệ thống này thay thế sức lao động, kiểm soát độ ẩm giúp nấm dễ dàng sinh trưởng và phát triển.

Đó là sản phẩm của Phạm Ngọc Bảo Ngân và Lê Ngọc Thu Thảo, cùng học lớp 8A Trường TH-THCS Ia Chim (TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum). Thảo cho biết qua tìm hiểu thì biết được các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng là hết sức quan trọng, quyết định sự phát triển của nấm. Để đảm bảo được các yếu tố này, người nông dân phải tốn rất nhiều công sức để theo dõi, điều chỉnh cho phù hợp.

 

Ngân và Thảo giới thiệu hệ thống trồng nấm thông minh. Ảnh: Đức Nhật
Ngân và Thảo giới thiệu hệ thống trồng nấm thông minh. Ảnh: Đức Nhật


“Từ trước đến nay người nông dân chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tiễn để trồng và chăm sóc cây nấm. Do đó, hiệu quả canh tác sẽ thấp hoặc có thể thất bại nếu chăm sóc không khoa học. Vì vậy chúng em muốn chế tạo một hệ thống tự động hỗ trợ người dân trong việc nuôi trồng và chăm sóc nấm”, Thảo nói.

Từ suy nghĩ đó, Thảo đã cùng Ngân bắt tay vào thiết kế hệ thống trồng nấm thông minh, có thể điều khiển trên điện thoại di động. Hệ thống gồm các thiết bị quạt gió, bóng đèn sưởi, vòi phun sương, máy bơm mini, cảm biến nhiệt độ, độ ẩm cùng phần mềm được lập trình để kích hoạt các thiết bị. Thiết bị cảm biến nhiệt độ, độ ẩm sẽ được đặt bên trong khu vực trồng nấm.

Vì cây nấm phát triển tốt nhất ở độ ẩm từ 70 - 80% nên khi bộ phận cảm biến phát hiện độ ẩm dưới 70% sẽ kích hoạt máy bơm mini để phun sương toàn bộ khu trồng nấm. Khi độ ẩm đã đạt mức phù hợp, cảm biến sẽ thực hiện ngắt rơ le để máy bơm dừng hoạt động. Thiết bị cảm biến này cũng thực hiện nhiệm vụ tương tự với hệ thống bóng đèn sưởi để đảm bảo nhiệt độ phù hợp nhất. Khi nhiệt độ tăng quá cao, thiết bị cảm biến sẽ kích hoạt quạt gió để giảm nhiệt độ xuống ngưỡng thích hợp nhất.

Sau 2 tháng, với nhiều lần thất bại, trục trặc do lỗi phần mềm, hệ thống trồng nấm thông minh của Thảo và Ngân đã hoàn thiện. “Hệ thống trồng nấm thông minh của chúng em không chỉ thay thế sức lao động của con người mà còn đảm bảo việc trồng, chăm sóc nấm, rau, củ, quả một cách khoa học, đúng kỹ thuật. Em mong rằng sản phẩm này sẽ được áp dụng vào thực tiễn để hỗ trợ người nông dân”, Ngân chia sẻ.

Cô Mai Thị Thu, giáo viên bộ môn Công nghệ, Trường TH-THCS Ia Chim, cũng là giáo viên hướng dẫn trong quá trình Thảo và Ngân nghiên cứu, chế tạo hệ thống, cho biết khi thử nghiệm hệ thống này đã hoạt động ổn định và tạo ra môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Thực tiễn cho thấy các phôi nấm được trồng trong hệ thống đã sinh trưởng, phát triển tốt, cho thu hoạch sau 14 ngày trồng.

Theo ông Nguyễn Hữu Hoàng, Hiệu trưởng Trường TH-THCS Ia Chim, Ngân và Thảo là học sinh giỏi của trường. Ngoài việc học, các em còn rất đam mê sáng tạo khoa học kỹ thuật. “Dự án hệ thống trồng nấm thông minh của Thảo và Ngân vừa đoạt giải 3 cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh THCS năm học 2022 - 2023”, ông Hoàng cho biết.

Theo Đức Nhật (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.