'Bí mật' trong ổ bánh mì Việt Nam có hương vị đích thực nhất Hồng Kông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Có nhiều nhà hàng Việt ở Hồng Kông, nhưng hầu hết món ăn đã được cho đã điều chỉnh theo vị Quảng Đông. Tuy nhiên, một tiệm bánh mì Việt Nam được tờ báo danh tiếng SCMP ca ngợi có hương vị đích thực nhất xứ Cảng Thơm.

Tiệm có tên Bánh mì Nếm do hai cô gái Kiki Phụng và Hạnh Đặng làm chủ, nằm ở khu Wan Chai, gần đây được thực khách Hồng Kông quan tâm đặc biệt bởi những nguyên liệu bên trong ổ bánh.

Kiki Phụng từ TP.HCM đến Hồng Kông sinh sống cách đây 10 năm, vốn là phiên dịch tòa án, thông thạo tiếng Quảng Đông và tiếng Anh. Bốn năm trước, trong khi đại dịch xảy ra, cô mở kênh YouTube ghi lại cuộc sống của mình ở Hồng Kông, những chuyến du lịch ở Việt Nam và những món ăn khác nhau mà cô thưởng thức. Kênh của cô khá nổi tiếng cả tại Hồng Kông và Việt Nam. Tuy nhiên, cô đã gác lại tất cả vì niềm đam mê ẩm thực quê nhà của mình.

Sau khi thử qua hầu hết các nhà hàng Việt Nam nổi tiếng ở Hồng Kông, cô cảm thấy "thiếu gì đó" nên Phụng quyết định thành phố cần ổ bánh mì đích thực. Kết quả là quán ăn khiêm tốn ở Wan Chai có tên là Bánh mì Nếm ra đời.

Ổ bánh mì Việt Nam ở Hồng Kông. Ảnh SCMP
Ổ bánh mì Việt Nam ở Hồng Kông. Ảnh SCMP

"Tôi biết có rất nhiều món ăn Việt Nam nhưng nó không giống món mẹ tôi làm hay những món tôi ăn ở Sài Gòn", Phụng nói. "Hầu hết ẩm thực Việt Nam ở Hồng Kông đều có nguồn gốc từ miền Bắc. Chính xác đó là món ăn từ Hải Phòng".

Phụng ra mắt Bánh mì Nếm với người bạn cùng quê Hạnh Đặng, đầu bếp và người sáng lập Pachi Pachi tại TP.HCM. Họ phục vụ năm loại bánh mì với pate, thịt, chà bông, dưa chua giòn và rau thơm.

"Ban đầu, Hạnh muốn mở một nhà hàng chay. Nhưng tôi nói chúng ta nên giới thiệu ẩm thực Việt Nam. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải chiến đấu rất nhiều vì chúng tôi muốn làm tốt điều đó bằng trái tim và niềm đam mê của mình", Phụng chia sẻ.

Phụng và Hạnh trong tiệm Bánh mì Nếm. Ảnh SCMP
Phụng và Hạnh trong tiệm Bánh mì Nếm. Ảnh SCMP

Để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khắt khe, Phụng và Hạnh tự sản xuất thịt nguội, còn paté gan thì nhập khẩu từ Việt Nam. Gia đình Hạnh đang hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam và đảm bảo chuẩn bị đủ các nguyên liệu theo yêu cầu cho món Bánh mì Nếm.

Hạnh nói: "Kiki và tôi muốn mang những món ăn ngon nhất Sài Gòn đến Hồng Kông. Hầu hết các nhà hàng Việt Nam đều thích nghi quá nhiều với khẩu vị Quảng Đông. Hương vị không mạnh hoặc đủ nặng".

Cả hai thậm chí còn đặt biển hiệu cửa hàng của mình ở TP.HCM vì không tìm được ai ở Hồng Kông có thể khắc chữ Việt một cách chính xác.

Bảng hiệu được khắc từ quê nhà. Ảnh SCMP

Bảng hiệu được khắc từ quê nhà. Ảnh SCMP

Đối với bánh mì, họ có công thức riêng sau khi thử nghiệm. Tuy nhiên, vì tự nướng bánh mì hàng ngày nên công suất chỉ là 100 ổ.

Phụng nói: "Bánh mì rất khác về công thức và nguyên liệu so với bánh mì baguette của Pháp. Những nguyên liệu chúng tôi muốn không dễ tìm thấy ở đây nên phải nhập khẩu. Ngoài ra, nhiệt độ cũng khác nhau. Ở Sài Gòn nóng hơn nên lên men ngon hơn và bánh bông xốp hơn. Hồng Kông ẩm ướt hơn.

Chúng tôi đã thử sử dụng cùng một phương pháp và nguyên liệu nhưng kết quả không như những gì chúng tôi làm ở Sài Gòn. Vì vậy, chúng tôi đã điều chỉnh công thức một chút để làm cho món ăn trở nên bông xốp, dai và giòn".

Nhưng điều khiến Phụng và Hạnh khó chịu nhất là các nhà hàng Việt Nam ở đây không cho đủ rau thơm và rau xanh vào món phở, bún chả hoặc bánh mì. Vì thế, Bánh mì Nếm có đầy đủ hành lá, rau thơm, dưa chuột và dưa chua.

Rau thơm đem lại hương vị đặc biệt cho ổ bánh mì. Ảnh SCMP

Rau thơm đem lại hương vị đặc biệt cho ổ bánh mì. Ảnh SCMP

"Hầu hết các nhà hàng Việt ở Hồng Kông không sử dụng đủ rau thơm. Nhưng tôi nghĩ đó là vì họ không thể tìm thấy nguồn rau. Ngay cả khi các nhà hàng cung cấp bạc hà và húng quế, khách cũng sẽ không thực sự thích ăn nó. Ở Việt Nam, rau thơm là điểm chính của món phở, chẳng hạn", Hạnh chia sẻ.

Cô cho rằng, khi đi ăn nhà hàng Việt, cô luôn muốn cho thêm nhiều rau thơm. Với một số người, các loại rau thơm có vị đắng hoặc cay, nhưng trong bánh mì có thịt gà hoặc thịt heo thì rau thơm rất cân bằng.

"Tôi đã gặp những người kén ăn và nói rằng họ không ăn rau. Nhưng tôi giấu rau xanh bên trong chiếc bánh mì. Sau khi ăn, họ cho hay hương vị rất ngon. Họ không biết các loại rau thơm vẫn còn ở bên trong", Hạnh nói.

Một đặc sản khác của tiệm là cà phê Việt Nam, Hạnh lưu ý cà phê này được pha chế theo phương pháp chính thống của Sài Gòn, hương vị đậm đà gần như giống sô cô la với vị đắng của nó. "Hầu hết cà phê Việt Nam ở đây không đủ đậm đà và cho quá nhiều sữa. Nó quá nhẹ", Hạnh tiết lộ.

Có thể bạn quan tâm

Đặc sắc không gian thực cảnh ngày hội văn hóa núi rừng Bình Định

Đặc sắc không gian thực cảnh ngày hội văn hóa núi rừng Bình Định

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ 17 năm 2024, với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 5 đến hết 7-6 tại thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định).