Bí ẩn xác cá voi khổng lồ tìm thấy trong rừng rậm Brazil

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà sinh vật học đang tìm hiểu nguyên nhân dẫn con cá voi bị chết khi tìm thấy xác của nó trong một khu rừng rậm nhiệt đới ở Brazil.

 Xác con cá voi được tìm thấy trong khu rừng rậm Brazil. (Ảnh: Instagram)
Xác con cá voi được tìm thấy trong khu rừng rậm Brazil. (Ảnh: Instagram)


Xác con cá voi lưng gù dài 11 m, nặng 10 tấn được tìm thấy hôm 22/2 trong khu rừng trên đảo Marajó, bang Pará.

Các nhà sinh vật học tới từ tổ chức phi chính phủ Bicho D'água đang trên đường tới đảo Marajó để tìm ra nguyên nhân, cũng như việc làm thế nào mà xác con vật có thể trôi dạt lên khu vực cách bờ biển tới 15m.

Giả thiết ban đầu được đưa ra là con vật chết trên biển sau đó thủy triều dâng cao đưa xác nó dạt vào sâu trong bờ.

"Không có bất cứ vết thương nào trên người con cá voi nếu nhìn bằng mắt thường. Vì vậy chúng tôi cần phải xác định nguyên nhân khiến con cá voi thiệt mạng", ông Dirlene Silva, một quan chức địa phương cho hay.


 

 Con cá voi được cho là khoảng một năm tuổi. (Ảnh: Focus on News)
Con cá voi được cho là khoảng một năm tuổi. (Ảnh: Focus on News)



Tờ Maritime Herald cho rằng con vật có thể đã chết do nuốt phải nhựa biển. Theo các nhà sinh vật học tới từ Bicho D'água, việc một con cá voi lưng gù xuất hiện bờ biển phía bắc Brazil là điều hết sức bất thường bởi chúng thường quanh quẩn ở khu vực này từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm.

"Chúng tôi tin rằng con cá voi 12 tháng tuổi đang trên đường di cư tới Nam Cực cùng mẹ và nhiều con cá voi khác nhưng bị lạc hoặc hoặc đã tự minh tách đoàn", ông Renata Emin, một thành viên của Bicho D'água cho hay. 

Song Hy (Nguồn: Spuntik/VTC)

 

Có thể bạn quan tâm

Vành nhật hoa Mặt Trời được quan sát bởi ASPIICS của Proba-3. (Nguồn: ESA)

ESA lần đầu tiên công bố hình ảnh vành nhật hoa của Mặt trời nhờ nhật thực nhân tạo

(GLO)- Hai vệ tinh Proba-3 của Châu Âu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với bức ảnh về vành nhật hoa - lớp khí quyển ngoài cùng và bí ẩn nhất của Mặt Trời - vô cùng rõ nét. Đây cũng là lần đầu tiên, hiện tượng nhật thực toàn phần được tạo ra bởi con người mà không cần Mặt Trăng.

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

(GLO)-Nhiếp ảnh gia người Trung Quốc Dong Shuchang đã ghi lại cảnh tượng Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng vào ngày 31-5. Anh đã viết trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc Weibo rằng lần đầu tiên anh bắt gặp hiện tượng tương tự là vào tháng 5-2022.

null