(GLO)- Ở quê, mẹ tôi vẫn dùng bếp củi. Mỗi lần về quê, tôi rất thích ngồi bên bếp lửa ấy, thi thoảng lại dụi đầu vào vai mẹ. Ngọn lửa tí tách reo vui gọi về trong tôi biết bao kỷ niệm ấu thơ.
(GLO)- Ngày 22-9, Ban Quản lý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung”. Đây là sản phẩm của mô hình sản xuất rượu ghè từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.
(GLO)- Buổi chiều mùa đông, vòm trời xam xám như sà thấp hơn xuống dãy núi phía xa xa, thỉnh thoảng cơn mưa nhỏ đổ xuống trong gió hiu hiu lạnh. Tiết trời này, tôi lại thèm được ngồi bên bếp lửa hừng hực than hồng, huơ huơ đôi bàn tay trên than ấm, chờ mấy củ khoai, trái bắp dần chín và dậy thơm trong lòng bếp.
Có một đêm lửa rừng dưới chân núi mẹ Lang Bian, tôi đã được nghe nhạc sĩ Krajan Plin hát, bài hát do chính anh sáng tác với tên gọi “Giữ ấm bếp hồng“. Người đàn ông Cơ Ho ấy đã rút ruột rút gan thành những giai điệu lan tỏa tình yêu cao nguyên: “Kìa trông vầng trăng trên cao. Kìa trông ngàn sao lung linh. Dẫu có bão giông, thác lũ thét gào. Ta hãy cùng nhau giữ ấm bếp hồng…“.
(GLO)- Khi chị em chúng tôi còn nhỏ, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 28 Tết là bố tôi bắt đầu gói bánh chưng, bánh tét. Trước đó, mẹ tôi ra chợ để chọn những nguyên liệu làm bánh tươi ngon. Ngày ấy, chị em chúng tôi tíu tít giúp bố mẹ rửa lá, đãi nếp, đỗ xanh. Mẹ tôi phụ trách việc đồ nhân và ướp thịt. Lạt dùng để gói bánh làm từ cật tre được bố tôi ngâm nước 2 ngày trước đó. Mỗi người đều góp một chút công sức của mình vào nồi bánh, vì thế cả nhà cứ nhộn nhịp hẳn lên.
(GLO)- Có nơi nào bình an và ấm áp hơn một bếp lửa? Dù là bếp gas, bếp điện hay góc bếp quê ám khói và bồ hóng thì nó vẫn là nơi giữ hơi ấm trong ngôi nhà. Có thể nói bếp lửa là linh hồn của mỗi nhà, của một tập thể, nơi không chỉ mang lại những bữa cơm ngon mà còn là những gắn kết yêu thương của mỗi thành viên.