Bền vững khu vực Tam giác phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm 2008 khép lại với khu vực Tam giác phát triển bằng sự kiện chính trị quan trọng: Hội nghị cấp cao lần thứ 5 giữa ba nước tổ chức tại Viêng Chăn (Lào) vào cuối tháng 11 với sự tham dự của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Lào Bouasone Bouphavanh và Thủ tướng Campuchia Sandech Hunsen. Ba thủ tướng nhấn mạnh việc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội trong khu vực Tam giác là một nhiệm vụ quan trọng cấp bách; khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác hơn nữa để đẩy nhanh tiến trình xây dựng Tam giác phát triển, sớm đưa khu vực này thoát khỏi tình trạng kém phát triển vì lợi ích lâu dài của 3 nước. Đặc biệt 3 thủ tướng nhất trí đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực Tam giác phát triển, tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp của 3 nước đầu tư vào khu vực này, nhất là hợp tác trong các lĩnh vực giao thông, khai khoáng, sản xuất và chế biến nông sản, phát triển năng lượng, viễn thông và du lịch...
Một nơi nối liền Tam giác
Một nơi nối liền khu vực Tam giác
Khu vực Tam giác phát triển gồm 10 tỉnh của 3 nước là: Gia Lai, Kon Tum, Đak Lak, Đak Nông (Việt Nam); Attapeu, Saravan, Sê Kông (Lào); Mondukiri, Rattanakiri, Stung Treng (Campuchia). Đây là các địa phương có nhiều tiềm năng về kinh tế và cùng có mối liên quan về đường biên giới, về giao thông đường bộ song nền kinh tế - xã hội vẫn còn kém phát triển. Mặc dù những năm trước kia một số doanh nghiệp trong khu vực “đi tắt, đón đầu” song phải đến năm 1999, tại thủ đô Viêng Chăn-Lào, sau khi thủ tướng chính phủ 3 nước họp lần thứ nhất ký kết các văn bản thì khu vực tam giác mới chính thức được khởi động, khơi dậy những tiềm năng, lợi thế kinh tế của các tỉnh trong khu vực. Đối với các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam, đó là lợi thế về vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ điện; các tỉnh của Campuchia và Lào là quĩ đất phì nhiêu thích hợp với ngành chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày, khai thác tài nguyên rừng, khoáng sản v.v... Với hệ thống giao thông thông suốt qua tuyến quốc lộ 19 và các cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, Bờ Y (Việt Nam), quốc lộ 78, 13 (Campuchia), 18B (Lào), cửa khẩu quốc tế Veun Kham tức Dong Crolor của Campuchia giúp cho việc giao thương giữa các nước trong khu vực hoàn toàn thuận lợi.
Trong những năm qua nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã đầu tư sang Lào và Campuchia thông qua các dự án trồng cao su, làm đường giao thông, khai thác khoáng sản, chế biến gỗ xuất khẩu v.v... Mức đầu tư tăng hàng năm, đến năm 2007 tổng đầu tư của Việt Nam sang Campuchia lên đến hơn 1,1 tỷ USD (trước đó chỉ đạt 184 và 940 triệu USD), dự kiến đến năm 2010 tổng giá trị thương mại giữa hai nước sẽ đạt 2,5 tỷ USD. Đối với Lào, khá nhiều doanh nghiệp của Việt Nam, nhất là Gia Lai đã đầu tư mạnh vào các lĩnh vực trồng cao su, chế biến gỗ xuất khẩu, xây dựng dân dụng. Đến cuối năm 2008 Việt Nam có 141 dự án đầu tư vào Lào với tổng giá trị 750 triệu USD, trong đó có dự án trồng 10.000 ha cao su tại tỉnh Attapeu, dự án xây dựng công trình Làng Vận động viên SEA Games tại Viêng Chăn của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai trị giá đến hơn 19 triệu USD.
Đường 18B- Attapeu
Đường 18B- Attapeu
Đó là những thông tin đáng mừng và sẽ không chỉ dừng lại ở đấy bởi tiềm năng kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực Tam giác rất phong phú, đa dạng. Ngoài các lĩnh vực đã được khai thác còn khá nhiều lĩnh vực đang được chính phủ 3 nước cũng như chính quyền các địa phương quan tâm như: du lịch, văn hoá, viễn thông, bảo vệ môi trường có trọng tâm, trọng điểm với những chương trình, dự án ưu tiên của 3 nước. Không chỉ đơn thuần là những quan hệ về kinh tế mà các tỉnh trong khu vực còn không ngừng tăng cường mối quan hệ vốn thân tình, đoàn kết gắn bó hữu nghị lâu đời với nhau bởi cùng chung đường biên, cùng chung dòng Mê Kông kỳ vỹ.
Hiện nay hàng tuần đều có các chuyến xe đò từ Bình Định, Gia Lai đi Attapeu, Chămpasak (Lào), quốc lộ 78 và quốc lộ 13 của Campuchia đang được nâng cấp, dự kiến khánh thành vào đầu năm 2009. Buổi sáng chúng ta có thể uống cà phê ở Qui Nhơn, Pleiku-Việt Nam, chiều ngắm sông Mê Kông ở Stung Treng-Campuchia hoặc Pak Sé-Lào, thậm chí đi dạo phố Ubon-Thái Lan. Khoảng cách không gian đã được rút ngắn, khoảng cách về đời sống của người dân 3 nước trong khu vực Tam giác cũng sẽ không còn xa bởi từ những dự án của khu vực, một giai đoạn phát triển mới đã bắt đầu, bền vững và mãi mãi tươi thắm tình hữu nghị.
Bài và ảnh: Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

“Vé thông hành” cho mặt hàng chanh dây

“Vé thông hành” cho mặt hàng chanh dây

(GLO)- Sự kiện Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch mặt hàng chanh dây không chỉ mở ra cơ hội lớn cho nông sản của Gia Lai thâm nhập thị trường tỷ dân mà còn trao cho ngành hàng này “vé thông hành” để bước vào thị trường lớn.

Tăng tốc giải ngân nguồn vốn đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng tốc giải ngân nguồn vốn đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Trên cơ sở các nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp được Trung ương giao, Sở Dân tộc và Tôn giáo Gia Lai phối hợp cùng các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025).

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.