Từ khóa: Bên 9 miệng Rồng

Bên 9 miệng Rồng - kỳ cuối: Sứ mệnh Trần Đề

Bên 9 miệng Rồng - kỳ cuối: Sứ mệnh Trần Đề

Là 'miệng rồng thứ 9' - cửa Trần Đề nơi cuối dòng sông Hậu ngày nay đóng vai trò quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi định hướng vận tải qua cửa Định An đang gặp nhiều trắc trở, cửa Trần Đề đang được kỳ vọng hội tụ đủ những yếu tố cần thiết, là cửa ngõ để miền Tây vươn ra biển lớn, kỳ vọng tạo nên đột phá cho tỉnh Sóc Trăng nói riêng và đất Chín Rồng nói chung.
Bên 9 miệng Rồng - Kỳ 8: Đâu rồi Ba Thắc!

Bên 9 miệng Rồng - Kỳ 8: Đâu rồi Ba Thắc!

'Cửa Ba Thắc ngày xưa rộng lắm, tàu ghe qua lại tấp nập. Sau này, tự nhiên nổi lên bãi bồi, rồi lớn dần thành cái cồn án ngữ. Cửa biển ngày xưa giờ biến thành cửa sông nằm sâu trong cù lao vẫn đang bị bồi lấp dần', ông Lâm Văn Định, cư dân vùng cửa Ba Thắc (xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) nói.
Bên 9 miệng Rồng - Kỳ 7: Trăn trở Định An

Bên 9 miệng Rồng - Kỳ 7: Trăn trở Định An

Hơn 200 năm trước, quan Bố chánh Trần Trung Tiên cho đào kênh dẫn nước sông Hậu từ cửa Định An vào rửa mặn đồng lầy Láng Sắc, được coi như 'con rồng thứ 10' ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tưởng nhớ công lao, người dân đặt tên là kênh Quan Chánh Bố. Ngày nay, kênh Quan Chánh Bố gắn với luồng cửa Định An (sông Hậu), kỳ vọng tạo đột phá phát triển giao thông vận tải thủy ở miền Tây, nhưng còn nhiều khó khăn...
Bên 9 miệng Rồng - Kỳ 6: Nội lực Cung Hầu

Bên 9 miệng Rồng - Kỳ 6: Nội lực Cung Hầu

Ở cuối cù lao, nơi sông Cổ Chiên hòa vào biển Đông với tên gọi cửa Cung Hầu, người dân xã Long Hòa thích nghi và xem nước mặn là tài nguyên. Với những vụ tôm - lúa hữu cơ luân phiên qua mỗi mùa mặn - ngọt, thu nhập của bà con nơi đây tăng lên nhiều so với trước, đời sống được cải thiện đáng kể.
Bên 9 miệng Rồng, Kỳ 5: Đánh thức Cổ Chiên

Bên 9 miệng Rồng, Kỳ 5: Đánh thức Cổ Chiên

'Đến năm 2025, vùng Thạnh Phú dự kiến sẽ trở thành trung tâm năng lượng sạch của tỉnh', Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy Thạnh Phú Lâm Toàn Thắng nói với phóng viên Tiền Phong. Ông Thắng chia sẻ, hiện nay, nhiều dự án điện gió đã và đang được triển khai ở vùng cửa biển Hàm Luông, Cổ Chiên. Trong định hướng hướng đông của Bến Tre, cùng với phát triển năng lượng sạch, tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái để vùng đất giàu truyền thống cách mạng vươn mình.
Bên 9 miệng Rồng - Kỳ 4: Hào khí Hàm Luông

Bên 9 miệng Rồng - Kỳ 4: Hào khí Hàm Luông

Trong không gian làm việc nhỏ hẹp của Văn phòng Đảng ủy xã Thạnh Hải (Thạnh Phú, Bến Tre), trên tường treo một bức chân dung lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cạnh đó là bức ảnh về một con tàu không số huyền thoại trên đường vận chuyển vũ khí vào Nam. 'Bức ảnh do Hải quân Mỹ chụp, sau này được Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển tặng cho xã', Bí thư Đảng ủy xã Thạnh Hải - Bùi Quang Lương giới thiệu.
Bên 9 miệng Rồng - Kỳ 3: Đổi khác Ba Lai

Bên 9 miệng Rồng - Kỳ 3: Đổi khác Ba Lai

Mở chiếc điện thoại, anh Trần Anh Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Trị (Bình Đại, Bến Tre) vào ngay phần camera giám sát cống ngăn mặn Ba Lai. 'Việc vận hành, quản lý cống Ba Lai rất chặt chẽ, vì là công trình rất quan trọng đối với đời sống xã hội của cả khu vực', anh Minh nói, đồng thời bảo, từ khi cống đi vào hoạt động hơn 20 năm trước, đời sống người dân đã thay đổi nhiều.
Bên 9 miệng Rồng - kỳ 2: Sắt son cửa Đại

Bên 9 miệng Rồng - kỳ 2: Sắt son cửa Đại

Trong căn nhà đơn sơ, bên cạnh bàn uống nước, ông Nguyễn Văn Đình (ảnh, 77 tuổi) treo Huy chương kháng chiến kèm một lá cờ Tổ quốc đã bạc màu. Phì phèo điếu thuốc, ông nhớ lại thời kỳ sôi động, đầy nhiệt huyết làm giao liên trong kháng chiến chống Mỹ...
Bên 9 miệng Rồng

Bên 9 miệng Rồng

Sông Cửu Long (hay Cửu Long Giang) là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mekong chảy trên lãnh thổ Việt Nam. 9 nhánh sông như 9 con rồng uốn lượn, trước khi 'nhả ngọc' ra Biển Đông. Bao đời nay, các dòng sông bồi đắp đồng bằng nuôi sống hàng triệu người dân, bồi lắng những giá trị văn hóa, giá trị lịch sử trong công cuộc dựng xây, bảo vệ Tổ quốc…