Bé gái 13 tuổi tự tử bằng thuốc sâu vì bị mẹ và chị đánh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vừa qua, Khoa Sức khỏe Vị thành niên - Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận một bé gái 13 tuổi tự tử bằng cách uống thuốc trừ sâu. Nguyên nhân của hành động dại dột này được xác định là do bé gái bức xúc khi bị mẹ và chị đánh.

 

Bạo lực trẻ em trong gia đình có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Ảnh đồ họa: Hương Giang
Bạo lực trẻ em trong gia đình có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Ảnh đồ họa: Hương Giang



Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Anh Vinh- Khoa Sức khỏe Vị thành niên cho hay: Chuyện xảy ra trong đợt dịch COVID-19  vừa qua, cháu theo học chương trình online của nhà trường nên thường xuyên ở nhà.

Ngoài thời gian học, cháu hay vào mạng xem phim ảnh và các trang mạng xã hội khác, vì thế, mẹ cháu lo lắng và yêu cầu cháu phải thường xuyên mở cửa phòng để mọi người luôn giám sát được. Cháu không hài lòng về điều này vì nghĩ mình đã lớn và cần có không gian riêng tư cho bản thân; bởi vậy, mỗi khi về nhà là cháu đóng cửa lại, không thực hiện theo yêu cầu của mẹ.

Điều này khiến mẹ cháu bực mình vì nghĩ con mình đã không biết nghe lời, nên đánh cháu để “dạy dỗ”. Thêm vào đó, chị gái cũng hùa theo mẹ và đánh em. Cháu cảm thấy vô cùng đau đớn về thể xác và tinh thần, cảm thấy rất tủi thân vì cho rằng những người thân trong gia đình đã không chia sẻ, che chở mà còn hành hạ cháu.

Vì vậy, cháu đã mua thuốc trừ sâu và uống để tự tử. May mắn là cháu được phát hiện sớm và đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Sau khi ổn định về chức năng sống, cháu đã được chuyển đến Khoa Sức khỏe Vị thành niên - Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại đây, các bác sĩ đánh giá cháu có những tổn thương về tâm lý và cần phải điều trị hỗ trợ. Đồng thời, các bác sĩ cùng với nhà tâm lý cũng đã gặp gia đình để trao đổi và hướng dẫn về việc giáo dục đối với trẻ.

"Sau một thời gian trị liệu tâm lý, tình trạng tinh thần của cháu được cải thiện và cháu được ra viện để tiếp tục học tập và hòa nhập với cộng đồng"- bác sĩ Vinh thông tin.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng lo lắng về tương lai của cháu vì khi về nhà, nếu tình trạng bạo hành gia đình vẫn tiếp tiếp xảy ra thì việc trẻ chọn đến cái chết là điều có thể tiếp tục xảy ra.

Trong khi thực tế hiện nay, vai trò bảo vệ và chăm sóc trẻ em của gia đình, cộng đồng chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

Bạo lực trẻ em trong gia đình có thể hiểu là tình trạng trẻ em bị người trong gia đình hành hạ, đánh đập, tác động tới cả tinh thần và thể xác gây tổn thương nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của trẻ.

Theo bác sĩ Ngô Anh Vinh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này nhưng trước hết ở nước ta phải kể đến nhận thức của các gia đình như phong tục, thói quen. ″Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” bấy lâu nay khiến cho các bậc phụ huynh xem chuyện đánh con mình là bình thường, và đó là quyền của cha mẹ phải dạy cho con nên người.

Tuy nhiên, bác sĩ Vinh cho rằng chính những quan điểm sai lầm và không đúng mực này có thể gây ra những hậu quả đau lòng và đáng tiếc do chính sự thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như quyền được bảo vệ của trẻ em.

https://laodong.vn/y-te/be-gai-13-tuoi-tu-tu-bang-thuoc-sau-vi-bi-me-va-chi-danh-815162.ldo

Theo Thùy Linh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.