Bầu Bình: "Tôi muốn gắn thêm động cơ Nhật Bản cho cầu thủ Việt Nam"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước những nghi ngại về việc "Nhật hóa" của câu lạc bộ Sài Gòn, ông Trần Hòa Bình, Chủ tịch đội bóng (bầu Bình) nhấn mạnh, chiến lược này vẫn đi đúng hướng, thậm chí đã nâng tầm lên một bước cao hơn.
 
Chủ tịch câu lạc bộ Sài Gòn - ông Trần Hòa Bình nhấn mạnh việc hợp tác chiến lược giữa đội bóng với các đối tác Nhật Bản đã được nâng lên một tầm cao mới. Ảnh: NVCC.
Chủ tịch câu lạc bộ Sài Gòn - ông Trần Hòa Bình nhấn mạnh việc hợp tác chiến lược giữa đội bóng với các đối tác Nhật Bản đã được nâng lên một tầm cao mới. Ảnh: NVCC
Câu lạc bộ Sài Gòn mới đây đã chia tay một loạt các cầu thủ Nhật Bản. Việc đưa Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sang J.League như đã nói trước đó cũng chưa thực hiện. Chiến lược Nhật hóa đội bóng mà bầu Bình đề ra trước đó bị đặt nhiều dấu hỏi. Lao Động đã phỏng vấn ông Trần Hòa Bình để làm rõ vấn đề này.
 
Bầu Bình đã đưa cựu tuyển thủ Nhật Bản Daisuke Matsui sang thi đấu cho Sài Gòn FC ở V.League 2021. Ảnh: CLB Sài Gòn
Bầu Bình đã đưa cựu tuyển thủ Nhật Bản Daisuke Matsui sang thi đấu cho Sài Gòn FC ở V.League 2021. Ảnh: CLB Sài Gòn
Vì sao ông chưa thể đưa Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sang Nhật Bản thi đấu như đã cam kết?
- Từ tháng 5 đến giờ, dịch COVID-19 tại Việt Nam diễn biến phức tạp, gần như trở thành đại dịch, còn V.League 2021 thì không biết phương án như thế nào. Bên phía Nhật Bản, dịch COVID-19 cũng bùng phát mạnh mẽ, cộng thêm việc họ dồn toàn lực để tổ chức cho Olympic nên mọi thứ bị ngưng trệ hết. Vì thế, tôi cùng đối tác chiến lược thống nhất sẽ không đưa cầu thủ sang Nhật Bản trong năm nay, mà sẽ tiến hành trong năm sau.
Các chiến lược ưu tiên về con người, cơ sở vật chất, đối tác chiến lược… trong năm 2021 đã được ông thực hiện như thế nào?
- Về con người, chúng tôi đã đưa các huấn luyện viên, cầu thủ, chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam để các cầu thủ Việt Nam có cơ hội cọ xát, tiếp cận ngắn hạn với nền bóng đá Nhật Bản.  Về cơ sở vật chất, chúng tôi đã mua Trung tâm thể thao Thành Long đầu năm nay. Sài Gòn FC là một trong số ít đội bóng có sân tập riêng, không phải lo lắng chuyện sân bãi tập luyện, nơi ăn ở.
Về đối tác chiến lược, có 2 lĩnh vực hợp tác. Thứ nhất, về hợp tác chuyên môn, chúng tôi đã ký hợp tác với FC Tokyo ở J.League 1 và FC Ryukyu ở J.League 2. Thứ hai, về hợp tác tài trợ, Sài Gòn FC đã kêu gọi được những tài trợ lớn cả trong và ngoài nước. Những tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản như ENEOS, Sony, Ajinomoto, Japan Airlines… đều trở thành nhà tài trợ của chúng tôi.
Với tôi, làm bóng đá không chỉ kéo dài 1-2 năm, gặt hái mọi thứ không chỉ trong 1 sớm 1 chiều mà là một chặng đường dài, có thể phải mất 10 năm mới có thể đào tạo được 1 lứa cầu thủ tài năng.
Nhìn lại 3 chiến lược ưu tiên của năm 2021, tôi nghĩ mọi thứ đều đã đạt được. Việc chưa thể đưa cầu thủ sang Nhật Bản trong năm nay xuất phát từ những yếu tố khách quan, khi mọi thứ bị ngưng trệ từ tháng 5 đến giờ, nhưng chúng tôi vẫn đang mở rộng hợp tác chiến lược với đối tác FC Ryukyu, thậm chí đã nâng việc hợp tác lên một tầm cao mới.
 
Những cầu thủ Việt Nam như Cao Văn Triền sẽ có nhiều điều kiện để sang Nhật Bản vào năm sau, sau khi bầu Bình trở thành cổ đông chiến lược lớn của đội FC Ryukyu. Ảnh: CLB Sài Gòn
Những cầu thủ Việt Nam như Cao Văn Triền sẽ có nhiều điều kiện để sang Nhật Bản vào năm sau, sau khi bầu Bình trở thành cổ đông chiến lược lớn của đội FC Ryukyu. Ảnh: CLB Sài Gòn
Đó là gì, thưa ông?
- Từ vài tháng trước, khi tôi nhận thấy việc hợp tác chiến lược chưa đủ yên tâm để tạo cơ hội cho nhiều cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản một cách bền vững, lâu dài, tôi đã lập tức nâng việc hợp tác chiến lược lên một bước cao hơn. Tôi đã trở thành một cổ đông chiến lược lớn của câu lạc bộ FC Ryukyu ở J.League 2.
Đó cũng là lời khẳng định về việc tôi có thể đưa các cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản một cách bền vững, lâu dài. Ban đầu, thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Sài Gòn FC và FC Ryukyu kéo dài trong 3 năm. Chính vì vậy, khi tôi trở thành cổ đông chiến lược lớn, tôi sẽ có tiếng nói của một người làm chủ. Khi đó, việc quyết sách đưa cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản cũng sẽ dễ dàng hơn.
Ông khao khát đưa cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản thi đấu, vậy mục đích cao nhất của việc này là gì?
- Điều mong mỏi lớn nhất của tôi là muốn bóng đá Việt Nam phát triển nhanh hơn, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc của các ngoại binh tại V.League. Ý nghĩa của việc "Nhật hóa" bóng đá cũng là ở chỗ đó. Lâu nay, cầu thủ Việt Nam chỉ chạy bằng "động cơ" Việt Nam, thi đấu tập luyện bên trong Việt Nam. Vì thế tôi muốn gắn thêm cho họ một "động cơ" Nhật Bản để họ phát triển nhanh hơn, sau khi tập luyện, trở về từ Nhật Bản.
Cách làm này có 2 bước. Bước đầu tiên mang tính tiếp cận ngắn hạn là đưa cầu thủ, chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam, để cầu thủ Việt Nam có có hội cọ xát, tiếp cận nền bóng đá Nhật Bản.
Bước thứ 2, mang tính tiếp cận dài hạn là đưa cầu thủ Việt Nam với số lượng càng nhiều càng tốt, sang những đối tác chiến lược của Sài Gòn FC tại Nhật Bản để tập luyện, thi đấu.
Hiện tại, cầu thủ Việt Nam phải có chuyên môn tốt mới có thể đá chính ở đội J3, J2 của Nhật Bản. Tôi muốn tương lai có thêm nhiều cầu thủ trẻ Việt Nam, kể cả các đội U23, U19 Việt Nam sang đó tập luyện, học hỏi để vươn lên, phát triển.
Tôi cũng mong muốn một ngày tương lai không xa sẽ có thêm nhiều cầu thủ Việt Nam thi đấu ở hạng cao nhất J.League 1. Bóng đá Việt Nam đang có Đặng Văn Lâm đang khoác áo Cerezo Osaka, nhưng anh ấy là thủ môn. Tôi muốn thấy, các hậu vệ, tiền vệ hay tiền đạo Việt Nam khẳng định được chỗ đứng tại J.League 1.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
NGUYỄN ĐĂNG (THỰC HIỆN/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.