Bài cuối: Những giải pháp, chính sách hỗ trợ từ tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngay từ những ngày đầu hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh ta đã nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp, chính sách chiến lược để tận dụng tốt những cơ hội, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đặc biệt với thế mạnh là nông sản xuất khẩu, bên cạnh các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nông sản, tỉnh còn đưa ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo và phát triển vùng nguyên liệu bền vững.

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Một khi vấn đề thuế quan không còn là rào cản thì hàng rào chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… sẽ là những vấn đề được các nước dựng lên. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm thì tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển tập trung được xem là giải pháp tối ưu. Vì vậy, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tỉnh đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Trong đó, định hướng phát triển vùng nguyên liệu sản xuất theo hướng tập trung, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và truyền thống sản xuất địa phương của từng loại nông sản như: lúa, cao su, cà phê, hồ tiêu, chè, thuốc lá, rau... Nhờ đó đã hình thành các vùng nguyên liệu ổn định phục vụ cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến; đóng góp 6/10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp của cả nước, đó là: hồ tiêu, cà phê, cao su, điều, mì và lâm sản.

Để phát triển mặt hàng gạo, tỉnh đã tập trung phát triển vùng sản xuất lúa ở cánh đồng Ayun Hạ (Phú Thiện, Ia Pa) và một số địa phương có cánh đồng lớn như: Đak Đoa, Chư Prông, Krông Pa, Chư Pah… Hiện tổng diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh đạt trên 75.000 ha (tăng lên gần 5.000 ha so với năm 2010) với sản lượng thóc quy ra gạo là 245.960 tấn. Với cây cao su, sau khi khoanh vùng những địa phương (Đức Cơ, Chư Prông, Mang Yang, Chư Pah, Đak Đoa…) có điều kiện phù hợp để phát triển thì diện tích đã tăng lên trên 100.000 ha, sản lượng mủ khô đạt trên 94.000 tấn. Một loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao đang được quan tâm hiện nay chính là cây hồ tiêu, không chỉ tạo được một vùng nguyên liệu trù phú mà tỉnh ta đã xây dựng được thương hiệu nổi tiểng đó là thương hiệu hồ tiêu Chư Sê, tổng diện tích hồ tiêu toàn tỉnh hiện trên 13.600 ha (tăng 133% so với năm 2010).

Đặc biệt, cà phê và mì cũng là một trong những nông sản thế mạnh của tỉnh, diện tích lớn nhất, nhì toàn quốc. Trong đó, cây mì có diện tích đứng đầu cả nước với 61.500 ha, sản lượng 1.137.750 tấn. Với cây cà phê, sau khi phát triển tập trung, không chỉ diện tích mà năng suất cũng tăng lên rõ rệt. Nếu như năm 2010, diện tích cà phê là 77.182 ha thì đến nay đã tăng lên 79.112 ha, năng suất cà phê nhân từ 19 tạ/ha năm 2010 thì năm 2015 là 25,7 tạ/ha...

 

Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 của tỉnh đạt 620.494.940 USD. Trong đó, cà phê 242.454.000 tấn (tương đương 481.810.180 USD); mủ cao su 15.600 tấn (tương đương 26.714.370 USD); mì lát 92.173.000 tấn (22.902.770 USD); gỗ tinh chế 6.400.840 USD và một số mặt hàng khác 82.666.780 USD.

Xây dựng vùng nguyên liệu nhưng để doanh nghiệp nông sản “sống tốt” khi hội nhập vẫn là điều mà các cấp chính quyền địa phương trăn trở. Theo ông Nguyễn Tấn Thành-Phó Giám đốc phụ trách Sở Công thương thì để chuẩn bị cho quá trình hội nhập, thời gian qua, tỉnh ta không ngừng đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông thông qua các đợt tập huấn, hội nghị, hội thảo phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại điện tử… Trong đó, tập trung vào các nội dung cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và lộ trình thực thi cam kết của Việt Nam, giúp cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương tận dụng tốt những cơ hội nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đồng thời, Sở cũng đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm đối tác. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các website để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trao đổi, quảng bá thông tin sản phẩm, tìm kiếm cơ hội mua bán qua mạng…

Cũng theo ông Thành, bên cạnh chính sách hỗ trợ của tỉnh thì bản thân doanh nghiệp tỉnh nói chung và doanh nghiệp nông sản nói riêng cũng nên có sự chuẩn bị chu đáo trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh về mặt hàng và thị trường xuất khẩu phù hợp với từng thời kỳ. Không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu mà cần nâng cao hơn nữa năng lực, trình độ quản lý, quảng bá thương hiệu và tìm kiếm, mở rộng thị trường. Các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phát huy vai trò liên kết, chủ động phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm kiếm, khai thác thị trường xuất khẩu, hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường truyền thống…

Hà Duy- Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm