Bác Hồ với việc nêu gương "Người tốt, việc tốt"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Người tốt, việc tốt nhiều lắm. Ở đâu cũng có. Ngành nào, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có”. Đối với các dân tộc phương Đông thì “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. “Lấy gương người tốt-việc tốt giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Điều mà Bác quan tâm là làm sao giới thiệu những gương người tốt, việc tốt để mọi người noi gương, học tập và làm theo, đó cũng là cách để giới thiệu “những bông hoa rất đẹp trong vườn hoa chung của dân tộc”.

Lễ khai mạc triển lãm
Lễ khai mạc triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý" tại Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum

Đầu tháng 6-1968, để công tác tuyên truyền, giáo dục gương người tốt, việc tốt ngày càng phát huy tác dụng sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm việc với Ban Tuyên huấn Trung ương (bây giờ là Ban Tuyên giáo Trung ương), chỉ đạo việc xuất bản sách “Người tốt, việc tốt” để nêu gương cho mọi người học tập và làm theo. Theo quan điểm của Bác, đối tượng người tốt, việc tốt cần phải nêu gương có rất nhiều, có ở mỗi ngành, mỗi giới, mỗi địa phương, miền ngược, miền xuôi, Việt kiều mới về nước,... đủ các lứa tuổi. Thường ngày, Bác có thói quen rất khoa học là luôn ghi chép những tấm gương người tốt, việc tốt một cách cụ thể, rõ ràng và sưu tầm sách, báo nói về vấn đề này, sắp xếp ngay ngắn trên bàn làm việc để theo dõi và khen thưởng kịp thời những gương điển hình.

Chính vì vậy, Bác dõi theo rất nhiều gương người tốt, việc tốt ở khắp cả nước. Bác dẫn chứng: “Có cháu gái tên là Xuân ở Quảng Bình đã chiến đấu dũng cảm, góp phần bắn rơi máy bay Mỹ. Nếu tất cả cháu gái đều dám làm và làm được như thế thì chỉ riêng con gái Việt Nam cũng đủ đánh thắng giặc Mỹ rồi. Có cháu đã bảo mẹ cõng đi tìm chú Công an để trả lại của bắt được. Có cháu bé 6 tuổi đã nhanh trí cứu bạn khỏi chết đuối. Có chú bộ đội đi đường thấy người đàn bà sắp đẻ, thật khó xử, vì chú ấy chưa học đỡ đẻ bao giờ. Nhưng chú bộ đội vẫn tìm mọi cách giúp đỡ và tuy tàu xe rất khó khăn vẫn đưa được cả hai mẹ con về tới gia đình... Có những cụ ông, cụ bà chuyên nhận nuôi những con trâu ghẻ, trâu gầy của hợp tác xã thành những con trâu béo khỏe có thể kéo cày, kéo gỗ được...”.

Đó là những việc làm tốt hàng ngày của những người rất đỗi bình thường, người thật việc thật. Những việc làm của họ, dù nhỏ, nhưng giống như những giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng thành suối, thành sông và hợp thành biển cả... Những việc làm đó cần được khen thưởng đúng mức để động viên, khuyến khích mọi người hăng hái làm những việc ích nước lợi nhà. Bác cũng lý giải cho chúng ta thấy rằng “càng có nhiều người làm việc tốt, thì những hành động cá nhân chủ nghĩa, như lười biếng, tham ô, lãng phí, quan liêu, bè phái, thiếu dân chủ, làm việc tản mạn không có kế hoạch... sẽ ngày càng ít đi”.

Trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước đang nỗ lực học tập và làm theo gương Bác, đã xuất hiện nhiều tấm gương người tốt, việc tốt trên khắp mọi miền đất nước. Báo Nhân Dân, Báo Quân đội Nhân dân và Báo Lao động đã phối hợp tổ chức cuộc thi viết về gương người tốt việc tốt và gọi đó là “Những tấm gương bình dị mà cao quý”. Hội Nhà báo Gia Lai phối hợp với Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh ra sách “Giữa rừng hoa đẹp” hàng năm. Đó là những nhân tố tiếp tục giúp cho cuộc đời đơm hoa kết trái, như dòng nước mát lành nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người. Đó là những tấm gương trong cuộc sống đời thường, những công việc thầm lặng nhưng thực sự mang ý nghĩa lớn lao, có sự truyền cảm, sức cổ vũ, lay động lòng người và có ảnh hưởng sâu sắc trong toàn xã hội. Đây chính là sự tiếp nối tư tưởng của Bác về việc tuyên truyền, giới thiệu những tấm gương người tốt, việc tốt trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.


Thực hiện lời dạy của Bác, trong những năm qua, các cấp, các ngành của tỉnh Gia Lai cũng quan tâm đến việc giới thiệu gương người tốt, việc tốt trong tỉnh. Đi đầu trong việc tuyên truyền, giới thiệu những tấm gương người tốt, việc tốt là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức nhiều cuộc thi viết, thi kể chuyện; biên tập, xuất bản và giới thiệu 4 tập sách “Người tốt, việc tốt làm theo gương Bác” đến với bạn đọc. Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum tổ chức nhiều đợt triển lãm ảnh “Những tấm gương bình dị mà cao quý”, giới thiệu trên 150 hình ảnh và bài viết về gương người tốt, việc tốt (trong đó 70% là những tấm gương ngoài tỉnh và 30% là những tấm gương trong tỉnh được chọn lọc từ 4 tập sách của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) để nhân dân trong và ngoài tỉnh tham quan, học tập.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

45 năm lời dặn của Bác: Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về xóa đói, giảm nghèo

45 năm lời dặn của Bác: Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về xóa đói, giảm nghèo

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, Người Cha già của dân tộc trước khi đi xa đã căn dặn về việc “không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân“. 45 năm qua, thực hiện di huấn của Người, Đảng, Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của người dân.
Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 làm theo lời Bác

Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 làm theo lời Bác

(GLO)- Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 là một trong những “mắt xích“ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Chính vì thế, đơn vị đã cụ thể hóa phong trào thi đua “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy“ bằng nhiều việc làm thiết thực.
Phụ nữ thực hành tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế

Phụ nữ thực hành tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế

(GLO)- Những năm qua, việc học tập và làm theo gương Bác đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên của mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh. Đặc biệt, quá trình học tập, làm theo luôn có sự phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng cán bộ, hội viên và được cụ thể hóa bằng những việc làm như: thực hành tiết kiệm chống tham nhũng lãng phí, sửa đổi tác phong lề lối làm việc, sâu sát cơ sở hay thông qua các mô hình: “kho thóc tình thương“, “ống tiền tiết kiệm“, “hũ gạo tiết kiệm“, “nuôi heo đất“, quỹ “mái ấm tình thương“...
Lời Người dặn về "trồng người"

Lời Người dặn về "trồng người"

Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm chăm lo mọi mặt cho thanh- thiếu niên, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về lý tưởng, đạo đức cách mạng, về văn hóa, khoa học kỹ thuật, rèn luyện năng lực hoạt động thực tiễn... để thế hệ trẻ kế thừa và phát huy được những kinh nghiệm của các thế hệ trước. Cho đến những dòng cuối cùng để lại trong Di chúc, những lời căn dặn của Người vẫn là nền tảng định hướng cho sự phát triển các thế hệ thanh niên Việt Nam hôm nay.
Lời Bác dặn với "nhiệm vụ then chốt"

Lời Bác dặn với "nhiệm vụ then chốt"

(GLO)- Trong Di chúc, Bác đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. “Trước hết nói về Đảng“, Bác dặn dò: “...Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân“. Những vấn đề về công tác xây dựng Đảng như lời Bác để lại trước lúc ra đi, đã nhiều lần, trong nhiều nội dung các văn kiện của Đảng đã đề cập. Đặc biệt là những năm gần đây.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tác phong, phương pháp lãnh đạo của người cán bộ trong giai đoạn mới

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tác phong, phương pháp lãnh đạo của người cán bộ trong giai đoạn mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ngư­ời là một tấm gương sáng về phẩm chất và năng lực của ng­ười cán bộ cách mạng. Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến tác phong, phương pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ cách mạng.
45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Những cảm nhận của người trong cuộc

45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Những cảm nhận của người trong cuộc

Di chúc Bác viết vào dịp sinh nhật của mình trong suốt 5 năm, khi còn rất minh mẫn, sáng suốt. 5 năm Bác trăn trở, suy nghĩ kỹ càng, viết đi, viết lại, sửa chữa, bổ sung… Do vậy, bản Di chúc tuy vô cùng ngắn gọn súc tích, nhưng hầu như đã chứa đựng toàn vẹn. Bốn mươi lăm năm ngày Bác đi xa, tác giả viết bài này xin nêu những cảm nhận.
Lực lượng vũ trang tỉnh học tập và làm theo gương Bác

Lực lượng vũ trang tỉnh học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Những năm qua, thực hiện lời căn dặn của Bác, Đảng ủy-Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị và phong trào thi đua quyết thắng cùng các cuộc vận động khác.
"Tuổi già nhưng chí không già"

"Tuổi già nhưng chí không già"

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và quan tâm đến người cao tuổi. Người luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt cuộc đời, dù bận nhiều việc nhưng Hồ Chí Minh vẫn luôn dành cho người cao tuổi Việt Nam những tình cảm ân cần và sự quan tâm sâu sắc.
Ngành Tòa án: Làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngành Tòa án: Làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(GLO)- Quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị và Thông tri số 05-TT/TU ngày 16-6-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thời gian qua, ngành Tòa án tỉnh đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức và thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ đó, cán bộ, công chức có sự tiến bộ về nhận thức, nâng cao văn hóa ứng xử, thực hiện dân chủ, hoàn thành các công việc được giao...
Bác Hồ dạy phải đoàn kết chặt chẽ trong Đảng

Bác Hồ dạy phải đoàn kết chặt chẽ trong Đảng

(GLO)- Trước lúc đi “gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác...“, trong Di chúc của mình, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, mà muốn xây dựng Đảng thật sự trong sạch vững mạnh thì phải đoàn kết chặt chẽ. Bác khẳng định: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác“.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa. Người đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta những di sản vô giá, trong đó, tư tưởng nổi bật và chủ đạo của Người là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số nói riêng.
Đảng viên phải là tấm gương cho thanh niên

Đảng viên phải là tấm gương cho thanh niên

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng“ vừa “chuyên“. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết“.