Học tập phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với vốn hiểu biết sâu rộng, một tấm lòng thương yêu con người sâu sắc, một trí tuệ thiên bẩm và sự tinh tế hiếm có, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một phong cách ứng xử ở tầm nghệ thuật - phong cách ứng xử văn hóa.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua bao thăng trầm, với các tình huống phức tạp phải giải quyết. Người đã gặp gỡ, tiếp xúc từ đồng bào trong nước đến bạn bè quốc tế, từ những lãnh tụ hàng đầu của cách mạng thế giới đến những tên thực dân cáo già quỷ quyệt, tùy theo đối tượng và hoàn cảnh mà Người có cách ứng xử phù hợp. Sự chủ động đó vừa tự nhiên, bình dị, chân thành, vừa ân cần tế nhị, được thể hiện hết sức sinh động và phong phú trong phong cách ứng xử, để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi Việt Nam. (Ảnh tư liệu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi Việt Nam. (Ảnh tư liệu)

Theo Thạc sĩ Lê Thị Hằng, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Nét chung tạo nên tính nhất quán trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh chính là sự chân thành, giản dị, cách ứng xử tự nhiên, ân cần, chu đáo với mọi đối tượng mà Người giao tiếp. Sự ân cần, niềm nở, chu đáo đó xuất phát từ một cái tâm trong sáng và tấm lòng rộng mở của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bất cứ ai được gặp Người đều có ấn tượng và cảm giác gần gũi, thân tình.

Chỉ cần một lời chào chân tình, một nụ cười niềm nở, một cử chỉ vượt ngoài quy cách thông thường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xóa bỏ mọi cách biệt về chức vụ, địa vị, giữa cấp trên cấp dưới, giữa lãnh tụ với nhân dân; đem đến cho mọi người ý thức về sự bình đẳng hoàn toàn giữa những con người tự do và dân chủ trên cơ sở tôn trọng giá trị nhân phẩm con người.

PGS.TS Phạm Hồng Chương, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng cho biết: Tình yêu thương của Chủ tịch Hồ Chí Minh không giới hạn ở một đối tượng cụ thể, một tầng lớp, thành phần nào trong xã hội. Từ các cụ phụ lão, các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng, phụ nữ, các chiến sĩ ngoài mặt trận, các đoàn dân công…tất cả đều nhận được tình cảm ấm áp và sự quan tâm chu đáo của Người.

Mặc dù bận rất nhiều công việc, nhưng Người chưa bao giờ quên chia quà cho các cháu thiếu nhi mỗi tết trung thu, nhắc nhở chống rét cho các cụ già, em nhỏ khi có gió mùa đông bắc. Tình yêu thương đó được thể hiện qua sự quan tâm đến từng nhu cầu thiết yếu nhất, đơn giản nhất của con người. Mỗi lần có dịp đến thăm các cơ quan, trường học, đơn vị bộ đội, Người không cho báo trước. Khi xuống, Người thường đi xem nơi ăn, chốn ở rồi mới ra hội trường nói chuyện với mọi người. Chính vì vậy mà phong cách ứng xử của Người đã tạo nên sức cuốn hút, cảm hóa, cảm phục, ngưỡng mộ và thôi thúc mọi người hướng tới cái chân, thiện, mỹ trong cuộc sống và công tác.

Với hoài bão lớn và bản lĩnh kiên định thể hiện trong suốt cuộc đời hoạt động, Người đã có một cuộc hành trình vạn dặm, đi qua các nước ở châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ Latinh, làm rất nhiều nghề khác nhau, tham gia thành lập và hoạt động trong nhiều tổ chức chính trị - xã hội, làm quen với các nhà văn hóa, các nhà hoạt động chính trị với quyết tâm tìm đường cứu nước và giải phóng dân tộc. Vượt qua bao thử thách sống còn, phải đối diện với những hoàn cảnh gắn với vận mệnh của dân tộc, với phong cách ứng xử bản lĩnh, trí tuệ có một không hai, Người đã vượt qua và đẩy lùi mọi đòn tiến công hiểm độc của kẻ thù làm cho tất cả đối phương từng tiếp xúc với Người đều khâm phục và kính trọng.

Còn nhớ, năm 1946, trên đường từ Pháp về Việt Nam đến vùng biển Cam Ranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được bức điện của Đô đốc D’ Argenlieu xin gặp Người trong cảng, mục đích của chúng là diễu võ dương oai để uy hiếp tinh thần Người. Trong bộ quần áo giản dị, Bác ngồi giữa một bên là Đô đốc hải quân Pháp, bên kia là Thống soái lục quân Pháp ở Viễn đông với những bộ quân phục sáng loáng các thứ bội tinh, quân hàm, quân hiệu. D’ Argenlieu mời Người giọng mỉa mai bóng gió: “Thưa Chủ tịch, ngài đang bị khung lại giữa lục quân và hải quân đó”. Ông ta cố nói theo kiểu nhát gừng, từng tiếng một và nhấn mạnh chỗ “đang bị đóng khung lại”. Cả bọn sĩ quan Pháp cùng cười ồ khoái chí vì cái tài “chơi chữ” của chỉ huy. Nhưng Bác Hồ thản nhiên cười, trả lời: “Nhưng như ngài biết đó, thưa Đô đốc, chính bức họa mới làm cho khung có chút giá trị”. Bất ngờ và cay cú trước tài ứng xử thông minh của Bác, cả hai không dám nói xách mé nữa mà tỏ ra rất lịch lãm và kính phục Người. Đây cũng chính là phong cách ứng xử bản lĩnh đầy trí tuệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1).

Trong giai đoạn hiện nay, việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói chung, trong đó có phong cách ứng xử của Người vẫn có ý nghĩa thời sự sâu sắc. Học tập phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng cách ứng xử có văn hóa với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em, xuất phát từ thái độ yêu thương, quý mến con người, trân trọng con người, khoan dung, khiêm nhường, độ lượng với con người để có sự ứng xử tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình.

Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn của Đảng, của dân tộc, hướng mọi người đến với cuộc sống chân, thiện, mỹ. Giá trị văn hoá ứng xử Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sống mãi với thời gian, là hành trang quý giá để Đảng và Nhà nước ta vận dụng trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

(1) Những câu chuyện thành bài học lịch sử. NXB Văn hóa thông tin.

Theo đcsvn

Có thể bạn quan tâm

"Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới"

"Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới"

(GLO)- Trong Di chúc lịch sử để lại cho chúng ta, ngoài việc gửi gắm niềm tin tưởng về một nước Việt Nam “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh“, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi vào đây niềm hy vọng và cũng là yêu cầu chúng ta phải “góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới“.
45 năm lời dặn của Bác: Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về xóa đói, giảm nghèo

45 năm lời dặn của Bác: Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về xóa đói, giảm nghèo

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, Người Cha già của dân tộc trước khi đi xa đã căn dặn về việc “không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân“. 45 năm qua, thực hiện di huấn của Người, Đảng, Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của người dân.
Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 làm theo lời Bác

Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 làm theo lời Bác

(GLO)- Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 là một trong những “mắt xích“ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Chính vì thế, đơn vị đã cụ thể hóa phong trào thi đua “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy“ bằng nhiều việc làm thiết thực.
Phụ nữ thực hành tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế

Phụ nữ thực hành tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế

(GLO)- Những năm qua, việc học tập và làm theo gương Bác đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên của mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh. Đặc biệt, quá trình học tập, làm theo luôn có sự phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng cán bộ, hội viên và được cụ thể hóa bằng những việc làm như: thực hành tiết kiệm chống tham nhũng lãng phí, sửa đổi tác phong lề lối làm việc, sâu sát cơ sở hay thông qua các mô hình: “kho thóc tình thương“, “ống tiền tiết kiệm“, “hũ gạo tiết kiệm“, “nuôi heo đất“, quỹ “mái ấm tình thương“...
Lời Người dặn về "trồng người"

Lời Người dặn về "trồng người"

Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm chăm lo mọi mặt cho thanh- thiếu niên, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về lý tưởng, đạo đức cách mạng, về văn hóa, khoa học kỹ thuật, rèn luyện năng lực hoạt động thực tiễn... để thế hệ trẻ kế thừa và phát huy được những kinh nghiệm của các thế hệ trước. Cho đến những dòng cuối cùng để lại trong Di chúc, những lời căn dặn của Người vẫn là nền tảng định hướng cho sự phát triển các thế hệ thanh niên Việt Nam hôm nay.
Lời Bác dặn với "nhiệm vụ then chốt"

Lời Bác dặn với "nhiệm vụ then chốt"

(GLO)- Trong Di chúc, Bác đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. “Trước hết nói về Đảng“, Bác dặn dò: “...Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân“. Những vấn đề về công tác xây dựng Đảng như lời Bác để lại trước lúc ra đi, đã nhiều lần, trong nhiều nội dung các văn kiện của Đảng đã đề cập. Đặc biệt là những năm gần đây.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tác phong, phương pháp lãnh đạo của người cán bộ trong giai đoạn mới

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tác phong, phương pháp lãnh đạo của người cán bộ trong giai đoạn mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ngư­ời là một tấm gương sáng về phẩm chất và năng lực của ng­ười cán bộ cách mạng. Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến tác phong, phương pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ cách mạng.
45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Những cảm nhận của người trong cuộc

45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Những cảm nhận của người trong cuộc

Di chúc Bác viết vào dịp sinh nhật của mình trong suốt 5 năm, khi còn rất minh mẫn, sáng suốt. 5 năm Bác trăn trở, suy nghĩ kỹ càng, viết đi, viết lại, sửa chữa, bổ sung… Do vậy, bản Di chúc tuy vô cùng ngắn gọn súc tích, nhưng hầu như đã chứa đựng toàn vẹn. Bốn mươi lăm năm ngày Bác đi xa, tác giả viết bài này xin nêu những cảm nhận.
Lực lượng vũ trang tỉnh học tập và làm theo gương Bác

Lực lượng vũ trang tỉnh học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Những năm qua, thực hiện lời căn dặn của Bác, Đảng ủy-Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị và phong trào thi đua quyết thắng cùng các cuộc vận động khác.
"Tuổi già nhưng chí không già"

"Tuổi già nhưng chí không già"

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và quan tâm đến người cao tuổi. Người luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt cuộc đời, dù bận nhiều việc nhưng Hồ Chí Minh vẫn luôn dành cho người cao tuổi Việt Nam những tình cảm ân cần và sự quan tâm sâu sắc.
Ngành Tòa án: Làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngành Tòa án: Làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(GLO)- Quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị và Thông tri số 05-TT/TU ngày 16-6-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thời gian qua, ngành Tòa án tỉnh đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức và thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ đó, cán bộ, công chức có sự tiến bộ về nhận thức, nâng cao văn hóa ứng xử, thực hiện dân chủ, hoàn thành các công việc được giao...
Bác Hồ dạy phải đoàn kết chặt chẽ trong Đảng

Bác Hồ dạy phải đoàn kết chặt chẽ trong Đảng

(GLO)- Trước lúc đi “gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác...“, trong Di chúc của mình, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, mà muốn xây dựng Đảng thật sự trong sạch vững mạnh thì phải đoàn kết chặt chẽ. Bác khẳng định: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác“.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa. Người đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta những di sản vô giá, trong đó, tư tưởng nổi bật và chủ đạo của Người là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số nói riêng.
Đảng viên phải là tấm gương cho thanh niên

Đảng viên phải là tấm gương cho thanh niên

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng“ vừa “chuyên“. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết“.