Nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhân kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, P.V Gia Lai online đã có cuộc trao đổi với ông HÀ SƠN NHIN-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai xung quanh vấn đề này.
 

 

- P.V: Ông có thể cho biết việc thực hiện những lời căn dặn trong Di chúc của Bác Hồ ở tỉnh ta trong suốt 45 năm qua như thế nào?

Ông HÀ SƠN NHIN: Thực hiện Di chúc của Bác Hồ, 45 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, đồng bào các dân tộc Gia Lai đã đồng hành cùng với toàn Đảng, toàn quân và nhân dân cả nước hoàn thành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và bắt tay vào xây dựng xã hội mới. Trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, những tên đất, tên làng, tên sông, tên suối như: Tơ Tung, Plei Me, Ia Drăng, Cheo Reo, Phú Bổn... hay tên của những người con ưu tú như: Đinh Núp, A Sanh, Kpă Klơng, Rơ Chăm Ớt... đã đi vào huyền thoại trong lịch sử đấu tranh cách mạng của quê hương Gia Lai cũng như của dân tộc.

Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn phát huy sức mạnh đoàn kết, vượt qua khó khăn, thử thách và đã đạt được những thành tựu to lớn. Nếu như năm 1975, tỉnh có hơn 50 vạn người phải cứu đói, dân số phần đông mù chữ, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội rất thiếu và lạc hậu do hậu quả của chiến tranh để lại thì đến nay, quy mô nền kinh tế tăng gấp hàng trăm lần, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt khá cao, GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 11,3%; 2005-2010 đạt 13,6%/năm, nửa đầu nhiệm kỳ 2010-2015 đạt 12,86%; 6 tháng đầu năm 2014 đạt 11,16%. Các vùng chuyên canh cây nông nghiệp và cây công nghiệp được hình thành và phát triển nhanh. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 100.000 ha cao su, 11.500 ha hồ tiêu, gần 80.000 ha cà phê…. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ. An sinh xã hội được quan tâm và thực hiện có hiệu quả; đến cuối năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 17,23%. Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo tiếp tục được quan tâm, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh. Quốc phòng-an ninh được giữ vững.

 

Tặng thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắt trong phong trào thi đua yêu nước. Ảnh: Lê Hòa
Tặng thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắt trong phong trào thi đua yêu nước. Ảnh: Lê Hòa

Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường 45 năm qua, chúng ta vẫn còn nhiều điều trăn trở. Gia Lai vẫn là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng vẫn còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao so với cả nước. Một số mặt trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường vẫn còn hạn chế, tồn tại… Mặt khác, những diễn biến phức tạp của tình hình địa chính trị thế giới, khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh và sự chống phá của các thế lực thù địch, nhất là tổ chức phản động FULRO lưu vong; diễn biến phức tạp gần đây trên biển Đông… đã tác động rất lớn đến tư tưởng, tâm lý của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội và đời sống của nhân dân. Đó là thách thức lớn đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai cần phải tập trung phấn đấu để vượt qua.

- P.V: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực, sâu rộng trong đời sống xã hội tỉnh nhà. Ông có thể đánh giá khái quát hiệu quả cuộc vận động này trên địa bàn tỉnh ta thời gian qua? Để cuộc vận động ngày càng đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả tích cực, chúng ta phải làm gì, thưa ông?

Ông HÀ SƠN NHIN: Thực hiện Di chúc của Bác, Đảng bộ Gia Lai thường xuyên chăm lo xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Việc“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng được nghiêm túc triển khai, đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng và đang có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Qua đó, góp phần từng bước đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, đảm bảo sự ổn định chính trị và góp phần thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị.

Để cuộc vận động ngày càng đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả tích cực, chúng ta cần phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tuyên truyền về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong Đảng bộ và toàn xã hội; đưa nội dung học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành công việc thường xuyên, nền nếp trong sinh hoạt chi bộ và sinh hoạt của hội viên, đoàn viên các đoàn thể chính trị-xã hội, nhất là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Chủ động phát hiện, đấu tranh với các thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt để biểu dương, động viên, nhân rộng những nhân tố tích cực nhằm tạo không khí phấn khởi, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng, thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…

- P.V: Di chúc của Bác cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng. Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Xin ông cho biết một số kết quả nổi bật mà Đảng bộ đã triển khai thực hiện trong thời gian qua cũng như giải pháp trong thời gian đến?

Ông HÀ SƠN NHIN: Qua 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, đến nay chúng ta đã và đang đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, góp phần tạo sự chuyển biến mới trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong toàn Đảng bộ, nhận thức của cán bộ, đảng viên về công tác xây dựng Đảng được nâng lên. Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt hơn việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên gắn với thực hiện cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Sau hội nghị kiểm điểm, phê bình và tự phê bình, tập thể và từng đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy tự nghiêm khắc với bản thân mình hơn thông qua những hành động, việc làm cụ thể. Hoạt động của Ban Thường vụ cấp ủy các cấp đã có nhiều đổi mới, dân chủ trong Đảng được phát huy; đã khắc phục tình trạng buông lỏng hoặc “dài tay” trong hoạt động ở một số cấp ủy; đấu tranh tự phê bình và phê bình trong nội bộ ngày càng thẳng thắn, chân tình hơn. Phong cách, tác phong của cán bộ, đảng viên cũng có nhiều chuyển biến tích cực, đã khắc phục tình trạng thiếu sâu sát cơ sở, xa dân, “nói nhiều làm ít” ... qua đó góp phần củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số mặt cần quan tâm khắc phục như: nhiều vấn đề bất cập trên các lĩnh vực của đời sống xã hội chưa được giải quyết triệt để; ý thức, trách nhiệm với công việc, tinh thần phục vụ nhân dân của một số người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa chuyển biến rõ nét…

Để thực hiện nghiêm túc các nội dung Nghị quyết Trung ương 4, chúng ta phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, đồng thời phải gắn với đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũng như thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra. Phải lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo để đánh giá; mạnh dạn thay thế, luân chuyển đối với một số cán bộ vi phạm, ý thức trách nhiệm trước dân, trước Đảng không cao, hiệu quả công việc thấp....

- P.V: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi !

Lê Hòa (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

"Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới"

"Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới"

(GLO)- Trong Di chúc lịch sử để lại cho chúng ta, ngoài việc gửi gắm niềm tin tưởng về một nước Việt Nam “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh“, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi vào đây niềm hy vọng và cũng là yêu cầu chúng ta phải “góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới“.
45 năm lời dặn của Bác: Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về xóa đói, giảm nghèo

45 năm lời dặn của Bác: Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về xóa đói, giảm nghèo

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, Người Cha già của dân tộc trước khi đi xa đã căn dặn về việc “không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân“. 45 năm qua, thực hiện di huấn của Người, Đảng, Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của người dân.
Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 làm theo lời Bác

Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 làm theo lời Bác

(GLO)- Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 là một trong những “mắt xích“ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Chính vì thế, đơn vị đã cụ thể hóa phong trào thi đua “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy“ bằng nhiều việc làm thiết thực.
Phụ nữ thực hành tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế

Phụ nữ thực hành tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế

(GLO)- Những năm qua, việc học tập và làm theo gương Bác đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên của mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh. Đặc biệt, quá trình học tập, làm theo luôn có sự phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng cán bộ, hội viên và được cụ thể hóa bằng những việc làm như: thực hành tiết kiệm chống tham nhũng lãng phí, sửa đổi tác phong lề lối làm việc, sâu sát cơ sở hay thông qua các mô hình: “kho thóc tình thương“, “ống tiền tiết kiệm“, “hũ gạo tiết kiệm“, “nuôi heo đất“, quỹ “mái ấm tình thương“...
Lời Người dặn về "trồng người"

Lời Người dặn về "trồng người"

Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm chăm lo mọi mặt cho thanh- thiếu niên, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về lý tưởng, đạo đức cách mạng, về văn hóa, khoa học kỹ thuật, rèn luyện năng lực hoạt động thực tiễn... để thế hệ trẻ kế thừa và phát huy được những kinh nghiệm của các thế hệ trước. Cho đến những dòng cuối cùng để lại trong Di chúc, những lời căn dặn của Người vẫn là nền tảng định hướng cho sự phát triển các thế hệ thanh niên Việt Nam hôm nay.
Lời Bác dặn với "nhiệm vụ then chốt"

Lời Bác dặn với "nhiệm vụ then chốt"

(GLO)- Trong Di chúc, Bác đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. “Trước hết nói về Đảng“, Bác dặn dò: “...Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân“. Những vấn đề về công tác xây dựng Đảng như lời Bác để lại trước lúc ra đi, đã nhiều lần, trong nhiều nội dung các văn kiện của Đảng đã đề cập. Đặc biệt là những năm gần đây.
45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Những cảm nhận của người trong cuộc

45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Những cảm nhận của người trong cuộc

Di chúc Bác viết vào dịp sinh nhật của mình trong suốt 5 năm, khi còn rất minh mẫn, sáng suốt. 5 năm Bác trăn trở, suy nghĩ kỹ càng, viết đi, viết lại, sửa chữa, bổ sung… Do vậy, bản Di chúc tuy vô cùng ngắn gọn súc tích, nhưng hầu như đã chứa đựng toàn vẹn. Bốn mươi lăm năm ngày Bác đi xa, tác giả viết bài này xin nêu những cảm nhận.
Lực lượng vũ trang tỉnh học tập và làm theo gương Bác

Lực lượng vũ trang tỉnh học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Những năm qua, thực hiện lời căn dặn của Bác, Đảng ủy-Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị và phong trào thi đua quyết thắng cùng các cuộc vận động khác.
"Tuổi già nhưng chí không già"

"Tuổi già nhưng chí không già"

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và quan tâm đến người cao tuổi. Người luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt cuộc đời, dù bận nhiều việc nhưng Hồ Chí Minh vẫn luôn dành cho người cao tuổi Việt Nam những tình cảm ân cần và sự quan tâm sâu sắc.
Ngành Tòa án: Làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngành Tòa án: Làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(GLO)- Quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị và Thông tri số 05-TT/TU ngày 16-6-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thời gian qua, ngành Tòa án tỉnh đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức và thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ đó, cán bộ, công chức có sự tiến bộ về nhận thức, nâng cao văn hóa ứng xử, thực hiện dân chủ, hoàn thành các công việc được giao...
Bác Hồ dạy phải đoàn kết chặt chẽ trong Đảng

Bác Hồ dạy phải đoàn kết chặt chẽ trong Đảng

(GLO)- Trước lúc đi “gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác...“, trong Di chúc của mình, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, mà muốn xây dựng Đảng thật sự trong sạch vững mạnh thì phải đoàn kết chặt chẽ. Bác khẳng định: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác“.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa. Người đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta những di sản vô giá, trong đó, tư tưởng nổi bật và chủ đạo của Người là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số nói riêng.
Đảng viên phải là tấm gương cho thanh niên

Đảng viên phải là tấm gương cho thanh niên

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng“ vừa “chuyên“. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết“.