Từ rất sớm, Bác tiên liệu sự vận động của Đảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ rất sớm, từ tiên liệu về sự vận động của bản thân Đảng trong quá trình phát triển và sự biến động của tình hình, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tất yếu khách quan của việc phải xây dựng và chỉnh đốn Đảng, để Đảng luôn trong sạch vững mạnh.

45 năm trôi qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩnh biệt chúng ta trở về với thế giới người hiền, song Di chúc và phần "trước hết nói về Đảng": "Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân" và: "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân" Người dặn lại, nhằm thiết thực tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị sơ kết cuộc vận động xây dựng chi bộ Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị sơ kết cuộc vận động xây dựng chi bộ Đảng "bốn tốt" ở ngoại thành Hà Nội tháng12-1964. Ảnh tư liệu

Từ rất sớm, từ tiên liệu về sự vận động của bản thân Đảng trong quá trình phát triển và sự biến động của tình hình, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tất yếu khách quan của việc phải xây dựng và chỉnh đốn Đảng, để Đảng luôn trong sạch vững mạnh. Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa thường xuyên của Đảng cầm quyền, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; nhằm phòng và chống bệnh choáng ngợp, tự mãn, ngày càng rời xa nhân dân của người đang nắm giữ vai trò lãnh đạo, quản lý trong Đảng và các cơ quan công quyền- những người "trong lúc tranh đấu thì hăng hái, trung thành... Song đến khi có ít nhiều quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, không tự giác mà biến thành người có tội với cách mạng"[1]. Điều này được Người đề cập trong các tác phẩm: Đường Cách mệnh (1927), Sửa đổi lối làm việc (1947), Bài nói chuyện trong buổi lễ bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ sáu (1949); Dân vận (1949), Đạo đức cách mạng (1958); Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969) và Di chúc...

Quán triệt những chỉ dẫn của Lênin: "Một trong những nguy hiểm lớn nhất và đáng sợ nhất" đối với Đảng là "tự cắt đứt mối liên hệ với quần chúng" và Đảng "sống trong lòng quần chúng. Biết tâm trạng của quần chúng. Biết tất cả. Hiểu quần chúng. Biết đến với quần chúng, giành được lòng tin tuyệt đối của quần chúng"[2] thì sẽ thành công, Hồ Chí Minh cũng khẳng định rằng: "Nước lấy dân làm gốc", "Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân", vì "chở thuyền cũng là dân và lật thuyền cũng là dân"; "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân" và căn dặn Đảng "làm việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt..."Dễ mươi lần không dân cũng chịu/Khó trăm lần dân liệu cũng xong"[3]...

Thực tế cho thấy, "chúng ta cần những Đảng có liên hệ thực tế thường xuyên với quần chúng và biết lãnh đạo những quần chúng đó[4]". Nhưng khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng ta từ hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền, thì bên cạnh những tấm gương người cán bộ, đảng viên mẫu mực, vẫn có một bộ phận cán bộ, đảng viên trở nên thoái hoá, biến chất sa vào quan liêu, mệnh lệnh, chuyên quyền, địa phương chủ nghĩa, ưa dùng người cánh hẩu... Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, "Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài", nên khi cán bộ, đảng viên quan liêu, tham nhũng, cá nhân, vô kỷ luật, coi thường phép nước... họ chỉ còn là "những ông quan phụ mẫu" của nhân dân.

Bộ phận này là "những con sâu mọt" đã làm mất uy tín, danh dự của Đảng, làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng. Bị cám dỗ bởi quyền lực và sa vào cá nhân chủ nghĩa, họ quên đồng bào, những con người đã từng cùng chiến hào, sẻ áo, nhường cơm, thậm chí sẵn sàng hy sinh cả tính mệnh cho họ... khiến cho nhân dân mất lòng tin, dần dần dời xa Đảng. Vì thế mà, phải "Sửa đổi lối làm việc", phải chỉnh đốn lại Đảng để Đảng xứng đáng với vai trò tiền phong của giai cấp và dân tộc.

Trong thời kỳ cả nước đồng thời thực hiện hai chiến lược cách mạng: đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và xây dựng CNXH ở miền Bắc, bộ phận cán bộ, đảng viên sa vào cá nhân chủ nghĩa, chỉ lo hưởng thụ, nghỉ ngơi, lựa chọn công tác theo ý thích của cá nhân mình, muốn địa vị cao, nhưng lại sợ trách nhiệm nặng, kiêu ngạo, công thần, tự cao tự đại, không lắng nghe ý kiến của quần chúng, xem khinh những cán bộ ngoài Đảng, v.v.. đã trở thành hiện tượng. Bộ phận này suy thoái này ngày càng rời xa quần chúng, tinh thần đấu tranh, tính tích cực, chí khí anh dũng và phẩm chất tốt đẹp của người cách mạng kém sút, sự tiên phong gương mẫu của họ cũng không còn và cuối cùng họ bị quần chúng bỏ rơi...

Chỉ rõ chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của CNXH, phá hoại khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng, chia rẽ mối quan hệ mật thiết Đảng và nhân dân, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ đảng viên phải rèn luyện "Đạo đức cách mạng", phải "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", để xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải luôn luôn ghi nhớ mình vừa là người lãnh đạo, nhưng cũng đồng thời là "đầy tớ" của nhân dân, luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, và yêu cầu Đảng "phải liên lạc mật thiết với dân chúng. Không được xa rời dân chúng. Rời xa dân chúng là cô độc. Cô độc thì nhất định bị thất bại"[5].

Không chỉ yêu cầu cán bộ, đảng viên rèn luyện đạo đức cách mạng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Hồ Chí Minh còn luôn là Người gương mẫu thực hành trước. Luôn nhất quán giữa nói và làm, Hồ Chí Minh là Người giữa bộn bề công việc vẫn không quên em thơ và phụ lão, không quên gửi bưu thiếp chúc Tết, chúc mừng sinh nhật những người bạn hữu, những ân nhân đã từng cứu giúp, chia sẻ khó khăn với mình khi hoạn nạn.

Đó là một Hồ Chí Minh luôn vui niềm vui của đồng bào, đồng chí, buồn nỗi buồn của áp bức, bất công, chỉ vui trọn vẹn khi không còn chiến tuyến, khi chiến tranh không còn, đã luôn làm ấm lòng những người xung quanh mình. Hồ Chí Minh - con người và nhân cách vĩ đại đã từng được suy tôn là "một hiền nhân" là người đã thực hiện những điều vốn là khát vọng lâu đời được nêu trong sách Luận ngữ: "Đem lại sự nghỉ ngơi cho người già, đem lại lòng tin cậy cho bầu bạn, đem lại tình thương yêu cho trẻ nhỏ"[6] không chỉ thuộc về hiện tại, Người thuộc về tương lai.

Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hoà của những phẩm giá cao quý nhất, "những phẩm giá mà cái xã hội và chế độ đế quốc chủ nghĩa luôn luôn muốn phá huỷ", bởi vì sức sống mãnh liệt và "chính tấm gương của con người mới này - một con người xa lạ với mọi thứ chủ nghĩa cá nhân"[7], luôn gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ sẽ trường tồn cùng dân tộc và thời đại.

TS. Văn Thị Thanh Mai-Ban Tuyên giáo Trung ương

[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1996, t. 6, tr.494

[2] V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb, Tiến bộ, M, 1977, t.44, tr.608

[3] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.12, tr.21

[4] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.4, tr.285-286

[5] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.5, tr.238

[6] Đào Phan, Hồ Chí Minh một nhân cách lớn, Nxb.VHTT, H, 2005, tr.144

[7] Đào Phan, Hồ Chí Minh một nhân cách lớn, Nxb.VHTT, H, 2005, tr.144

Có thể bạn quan tâm

"Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới"

"Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới"

(GLO)- Trong Di chúc lịch sử để lại cho chúng ta, ngoài việc gửi gắm niềm tin tưởng về một nước Việt Nam “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh“, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi vào đây niềm hy vọng và cũng là yêu cầu chúng ta phải “góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới“.
45 năm lời dặn của Bác: Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về xóa đói, giảm nghèo

45 năm lời dặn của Bác: Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về xóa đói, giảm nghèo

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, Người Cha già của dân tộc trước khi đi xa đã căn dặn về việc “không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân“. 45 năm qua, thực hiện di huấn của Người, Đảng, Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của người dân.
Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 làm theo lời Bác

Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 làm theo lời Bác

(GLO)- Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 là một trong những “mắt xích“ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Chính vì thế, đơn vị đã cụ thể hóa phong trào thi đua “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy“ bằng nhiều việc làm thiết thực.
Phụ nữ thực hành tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế

Phụ nữ thực hành tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế

(GLO)- Những năm qua, việc học tập và làm theo gương Bác đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên của mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh. Đặc biệt, quá trình học tập, làm theo luôn có sự phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng cán bộ, hội viên và được cụ thể hóa bằng những việc làm như: thực hành tiết kiệm chống tham nhũng lãng phí, sửa đổi tác phong lề lối làm việc, sâu sát cơ sở hay thông qua các mô hình: “kho thóc tình thương“, “ống tiền tiết kiệm“, “hũ gạo tiết kiệm“, “nuôi heo đất“, quỹ “mái ấm tình thương“...
Lời Người dặn về "trồng người"

Lời Người dặn về "trồng người"

Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm chăm lo mọi mặt cho thanh- thiếu niên, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về lý tưởng, đạo đức cách mạng, về văn hóa, khoa học kỹ thuật, rèn luyện năng lực hoạt động thực tiễn... để thế hệ trẻ kế thừa và phát huy được những kinh nghiệm của các thế hệ trước. Cho đến những dòng cuối cùng để lại trong Di chúc, những lời căn dặn của Người vẫn là nền tảng định hướng cho sự phát triển các thế hệ thanh niên Việt Nam hôm nay.
Lời Bác dặn với "nhiệm vụ then chốt"

Lời Bác dặn với "nhiệm vụ then chốt"

(GLO)- Trong Di chúc, Bác đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. “Trước hết nói về Đảng“, Bác dặn dò: “...Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân“. Những vấn đề về công tác xây dựng Đảng như lời Bác để lại trước lúc ra đi, đã nhiều lần, trong nhiều nội dung các văn kiện của Đảng đã đề cập. Đặc biệt là những năm gần đây.
45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Những cảm nhận của người trong cuộc

45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Những cảm nhận của người trong cuộc

Di chúc Bác viết vào dịp sinh nhật của mình trong suốt 5 năm, khi còn rất minh mẫn, sáng suốt. 5 năm Bác trăn trở, suy nghĩ kỹ càng, viết đi, viết lại, sửa chữa, bổ sung… Do vậy, bản Di chúc tuy vô cùng ngắn gọn súc tích, nhưng hầu như đã chứa đựng toàn vẹn. Bốn mươi lăm năm ngày Bác đi xa, tác giả viết bài này xin nêu những cảm nhận.
Lực lượng vũ trang tỉnh học tập và làm theo gương Bác

Lực lượng vũ trang tỉnh học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Những năm qua, thực hiện lời căn dặn của Bác, Đảng ủy-Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị và phong trào thi đua quyết thắng cùng các cuộc vận động khác.
"Tuổi già nhưng chí không già"

"Tuổi già nhưng chí không già"

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và quan tâm đến người cao tuổi. Người luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt cuộc đời, dù bận nhiều việc nhưng Hồ Chí Minh vẫn luôn dành cho người cao tuổi Việt Nam những tình cảm ân cần và sự quan tâm sâu sắc.
Ngành Tòa án: Làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngành Tòa án: Làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(GLO)- Quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị và Thông tri số 05-TT/TU ngày 16-6-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thời gian qua, ngành Tòa án tỉnh đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức và thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ đó, cán bộ, công chức có sự tiến bộ về nhận thức, nâng cao văn hóa ứng xử, thực hiện dân chủ, hoàn thành các công việc được giao...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa. Người đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta những di sản vô giá, trong đó, tư tưởng nổi bật và chủ đạo của Người là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số nói riêng.
Đảng viên phải là tấm gương cho thanh niên

Đảng viên phải là tấm gương cho thanh niên

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng“ vừa “chuyên“. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết“.