Đẩy mạnh tuyên truyền giá trị Di chúc của Bác

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nói đến di sản văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nói đến Di chúc, bởi đó là văn kiện lịch sử vô giá, mang ý nghĩa thời đại sâu sắc.

 Điêu khắc Di chúc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum. Ảnh: Ngọc Bình
Điêu khắc Di chúc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum. Ảnh: Ngọc Bình

Suốt 30 năm qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum luôn quan tâm, nỗ lực tìm kiếm cách thức trưng bày các kỷ vật liên quan đến Người, đặc biệt là các bản Di chúc sao cho khách tham quan có thể dễ dàng tiếp cận, nghiên cứu và hiểu biết thấu đáo về cuộc đời, sự nghiệp, đạo đức của Người nói chung và về giá trị của Di chúc nói riêng.

Đảng và Nhà nước ta đã 2 lần công bố Di chúc của Người. Lần đầu vào tháng 9-1969 và lần thứ hai là ngày 19-8-1989 với Thông báo số 151/TB-TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum được phép trưng bày toàn bộ các bản Di chúc của Người viết năm 1965 và các bản Bác viết bổ sung năm 1966, 1968 và 1969.

Đặc biệt, Bảo tàng còn trưng bày bản điêu khắc Di chúc bằng gỗ đầy sống động. Năm 1983, với sự khéo léo và kiên trì của mình, ông Nguyễn Phước đã dùng phương pháp cưa lộng trên gỗ lồng mức để khắc họa một trang trong bản Di chúc của Người, với kích thước 1,46 mét x 1,15 mét, đề ngày 10-5-1969, nhũ vàng. Đây là một trong những hiện vật tiêu biểu của Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum, tạo nên điểm nhấn, thu hút rất mạnh mẽ khách tham quan.

Trong thời gian tới, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum sẽ lập đề án đề nghị lãnh đạo tỉnh cho phép bổ sung, chỉnh lý nội dung các tổ hợp trưng bày. Trong đó, toàn bộ các bản Di chúc của Người có thể trưng bày trên các etiket nhằm giúp cho khách tham quan dễ dàng xem được các trang có bút tích của Người. Điều này sẽ gây được cảm xúc và ấn tượng cho người xem đồng thời hiểu rõ về giá trị của Di chúc.

Bên cạnh đó, các bản Di chúc cũng phải được dịch ra tiếng nước ngoài để khách du lịch quốc tế đến tham quan, nghiên cứu. Mục đích là giúp họ hiểu về những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho mục tiêu chung của thời đại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Hàng năm, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum tiếp đón khoảng hơn 4.000 lượt khách tham quan. Vì vậy, việc đổi mới hình thức trưng bày, trong đó có các bản Di chúc là rất cần thiết. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức của Người nói chung về giá trị của Di chúc nói riêng.

ThS. Đào Ngọc Bình

Có thể bạn quan tâm

45 năm lời dặn của Bác: Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về xóa đói, giảm nghèo

45 năm lời dặn của Bác: Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về xóa đói, giảm nghèo

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, Người Cha già của dân tộc trước khi đi xa đã căn dặn về việc “không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân“. 45 năm qua, thực hiện di huấn của Người, Đảng, Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của người dân.
Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 làm theo lời Bác

Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 làm theo lời Bác

(GLO)- Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 là một trong những “mắt xích“ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Chính vì thế, đơn vị đã cụ thể hóa phong trào thi đua “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy“ bằng nhiều việc làm thiết thực.
Phụ nữ thực hành tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế

Phụ nữ thực hành tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế

(GLO)- Những năm qua, việc học tập và làm theo gương Bác đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên của mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh. Đặc biệt, quá trình học tập, làm theo luôn có sự phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng cán bộ, hội viên và được cụ thể hóa bằng những việc làm như: thực hành tiết kiệm chống tham nhũng lãng phí, sửa đổi tác phong lề lối làm việc, sâu sát cơ sở hay thông qua các mô hình: “kho thóc tình thương“, “ống tiền tiết kiệm“, “hũ gạo tiết kiệm“, “nuôi heo đất“, quỹ “mái ấm tình thương“...
Lời Người dặn về "trồng người"

Lời Người dặn về "trồng người"

Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm chăm lo mọi mặt cho thanh- thiếu niên, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về lý tưởng, đạo đức cách mạng, về văn hóa, khoa học kỹ thuật, rèn luyện năng lực hoạt động thực tiễn... để thế hệ trẻ kế thừa và phát huy được những kinh nghiệm của các thế hệ trước. Cho đến những dòng cuối cùng để lại trong Di chúc, những lời căn dặn của Người vẫn là nền tảng định hướng cho sự phát triển các thế hệ thanh niên Việt Nam hôm nay.
Lời Bác dặn với "nhiệm vụ then chốt"

Lời Bác dặn với "nhiệm vụ then chốt"

(GLO)- Trong Di chúc, Bác đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. “Trước hết nói về Đảng“, Bác dặn dò: “...Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân“. Những vấn đề về công tác xây dựng Đảng như lời Bác để lại trước lúc ra đi, đã nhiều lần, trong nhiều nội dung các văn kiện của Đảng đã đề cập. Đặc biệt là những năm gần đây.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tác phong, phương pháp lãnh đạo của người cán bộ trong giai đoạn mới

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tác phong, phương pháp lãnh đạo của người cán bộ trong giai đoạn mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ngư­ời là một tấm gương sáng về phẩm chất và năng lực của ng­ười cán bộ cách mạng. Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến tác phong, phương pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ cách mạng.
45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Những cảm nhận của người trong cuộc

45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Những cảm nhận của người trong cuộc

Di chúc Bác viết vào dịp sinh nhật của mình trong suốt 5 năm, khi còn rất minh mẫn, sáng suốt. 5 năm Bác trăn trở, suy nghĩ kỹ càng, viết đi, viết lại, sửa chữa, bổ sung… Do vậy, bản Di chúc tuy vô cùng ngắn gọn súc tích, nhưng hầu như đã chứa đựng toàn vẹn. Bốn mươi lăm năm ngày Bác đi xa, tác giả viết bài này xin nêu những cảm nhận.
Lực lượng vũ trang tỉnh học tập và làm theo gương Bác

Lực lượng vũ trang tỉnh học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Những năm qua, thực hiện lời căn dặn của Bác, Đảng ủy-Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị và phong trào thi đua quyết thắng cùng các cuộc vận động khác.
"Tuổi già nhưng chí không già"

"Tuổi già nhưng chí không già"

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và quan tâm đến người cao tuổi. Người luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt cuộc đời, dù bận nhiều việc nhưng Hồ Chí Minh vẫn luôn dành cho người cao tuổi Việt Nam những tình cảm ân cần và sự quan tâm sâu sắc.
Ngành Tòa án: Làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngành Tòa án: Làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(GLO)- Quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị và Thông tri số 05-TT/TU ngày 16-6-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thời gian qua, ngành Tòa án tỉnh đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức và thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ đó, cán bộ, công chức có sự tiến bộ về nhận thức, nâng cao văn hóa ứng xử, thực hiện dân chủ, hoàn thành các công việc được giao...
Bác Hồ dạy phải đoàn kết chặt chẽ trong Đảng

Bác Hồ dạy phải đoàn kết chặt chẽ trong Đảng

(GLO)- Trước lúc đi “gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác...“, trong Di chúc của mình, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, mà muốn xây dựng Đảng thật sự trong sạch vững mạnh thì phải đoàn kết chặt chẽ. Bác khẳng định: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác“.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa. Người đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta những di sản vô giá, trong đó, tư tưởng nổi bật và chủ đạo của Người là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số nói riêng.
Đảng viên phải là tấm gương cho thanh niên

Đảng viên phải là tấm gương cho thanh niên

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng“ vừa “chuyên“. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết“.