Tư tưởng và Di chúc của Bác Hồ về y đức: "Lương y phải kiêm từ mẫu"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sinh thời, Bác Hồ luôn dành nhiều tình cảm đặc biệt đối với ngành Y tế. Người luôn nhắc nhở “Lương y phải kiêm từ mẫu”. Cho đến tận khi sắp sửa đi xa, trong Di chúc, Người vẫn không quên dặn dò phải “Phát triển công tác vệ sinh, y tế…”.

Trong bức thư gửi Hội nghị Cán bộ Y tế, ngày 27-2-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. Rồi Người kết luận: “Lương y phải như từ mẫu, câu nói ấy rất đúng”.[1]

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bệnh xá Vân Đình (tỉnh Hà Tây cũ), ngày 20/4/1963. (Ảnh tư liệu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bệnh xá Vân Đình (tỉnh Hà Tây cũ), ngày 20-4-1963. (Ảnh tư liệu)

Thực tế, không chỉ trong bức thư ngày 27-2-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới nói câu “Lương y phải như từ mẫu”, mà trong suốt thời gian từ năm 1947 đến năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hơn 20 bức thư gửi ngành Y tế và viết rất nhiều bài báo về ngành Y tế, hay trong những lần đi thăm các bệnh viện, trạm xá, bên cạnh việc động viên, khen ngợi, định hướng chiến lược cho sự nghiệp phát triển của ngành Y tế nước nhà, Người thường xuyên căn dặn một câu “Lương y phải như từ mẫu” hoặc “Lương y phải kiêm từ mẫu”.

Trong bức thư gửi Hội nghị Quân y, được tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc, tháng 3-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Người ta có câu: “Lương y kiêm từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền”.[2]

Đến tháng 6-1953, cũng nhân dịp Hội nghị Y tế toàn quốc được tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho ngành Y tế nước nhà, trong thư Người viết: “Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, những người giúp việc) cần phải: Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân. Lương y phải kiêm từ mẫu”.[3]

Ngày 7-5-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, buộc Chính phủ thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và đi đến ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ vào cuối tháng 7 năm 1954. Theo đó, lập lại hoà bình ở Việt Nam; lấy vĩ truyến 17 làm ranh giới chia cắt tạm thời giữa hai miền Nam - Bắc; quân Pháp rút khỏi miền Bắc; miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội XHCN… Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, ngày 10-10-1954, từ 5 cửa ô, bộ đội ta đã tiến vào giải phóng và tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Ngày 15-10-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức trở về Hà Nội. Nơi đầu tiên Người đến ở là Nhà thương Đồn Thuỷ (nay là Bệnh viện Hữu nghị)[4]. Người chọn Nhà thương Đồn Thuỷ làm nơi dừng chân trong những ngày đầu trở về Thủ đô Hà Nội không phải bởi sức khoẻ của Người, mà là để tiện cho việc theo dõi, chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và bộ đội. Qua đó cho thấy, những ngày đầu giành thắng lợi, dù bận trăm công nghìn việc, vừa lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thi đua lao động sản xuất xây dựng và kiến thiết nước nhà, vừa ra sức xây dựng và củng cố lực lượng để tiếp tục trường kỳ kháng chiến cứu nước, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ vẫn dành sự quan tâm đặc biệt tới ngành Y tế.

Ngày 20-4-1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Bệnh xá Vân Đình, tỉnh Hà Tây (cũ), nay là thành phố Hà Nội. Tại đây, Người đã căn dặn cán bộ, y bác sỹ của Bệnh xá phải luôn ghi nhớ và thực hiện “Lương y như từ mẫu”.

Vào những năm cuối đời, tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng Bác Hồ vẫn luôn đau đáu nỗi niềm hướng về đồng bào miền Nam ruột thịt; về cán bộ, chiến sỹ đang ngày đêm anh dũng chiến đấu và hy sinh cho cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Ngày 31-7-1967, trong bức thư khen cán bộ, nhân viên Quân y, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khoẻ của bộ đội, góp phần cùng toàn quân, toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn” [5]. Đây là bức thư cuối cùng Người viết gửi ngành Y tế nước ta.

Khái niệm “kiêm từ mẫu” dường như có nội hàm rộng hơn khái niệm “như từ mẫu”, bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thầy thuốc không chỉ dừng lại ở hành động như người mẹ hiền mà phải kiêm luôn công việc của người mẹ hiền. “Như từ mẫu” mới chỉ dừng lại ở ý nghĩa so sánh và mong muốn hành động của người thầy thuốc được như hành động của người mẹ hiền đối với người bệnh. Còn “kiêm từ mẫu” có nghĩa là người thầy thuốc phải trực tiếp hành động và làm những công việc của người mẹ hiền đối người bệnh.

Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là sau chiến thắng Điện Biên Phủ, quân ta đã bắt sống hàng nghìn tù binh, trong đó có rất nhiều thương binh Pháp. Trong khi số lượng thương binh của quân ta cũng rất lớn, thuốc men thì thiếu thốn, điều kiện thời tiết vùng núi Tây Bắc thì khắc nghiệt, làm cho tình trạng ốm đau, bệnh tật của cả hai phía đều trầm trọng. Vậy mà, Bác Hồ vẫn chỉ đạo bộ đội và quân y phải quan tâm, ưu tiên dành những phương tiện, thuốc men tốt nhất trong điều kiện lúc bấy giờ để cứu chữa thương binh Pháp với tinh thần “Lương y như từ mẫu”, “Lương y kiêm từ mẫu”, không phân biệt đối xử giữa bộ đội Việt Nam hay binh lính Pháp. Chính những điều này đã làm lay động tới nhân dân Pháp, Chính phủ Pháp và toàn thể nhân dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới; làm cho chiến thắng Điện Biên Phủ thực đúng với ý nghĩa và tầm vóc “vang dội năm châu, chấn động địa cầu”…

Năm 1965, khi biết mình đã tuổi cao sức yếu, Bác Hồ đã bắt đầu viết bản Di chúc để lại cho dân tộc Việt Nam. Những năm sau đó cho tới khi Bác qua đời (2/9/1969), Bác còn bổ sung nhiều nội dung quan trọng vào bản Di chúc. Đáng chú ý là bản Di chúc Bác bổ sung ngày 19/5/1968. Trong Bản Di chúc này, Bác đã dặn dò thêm nhiều điểm quan trọng, trong đó “Đầu tiên là công việc đối với con người”. Về phần này, tuy Bác nói là “cần phải viết thêm mấy điểm không đi sâu vào chi tiết” nhưng những gì Bác dặn dò lại rất chu đáo, trong đó nhấn mạnh đại ý là sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân đã hoàn toàn thắng lợi thì phải hết sức chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình cho nền độc lập, tự do của dân tộc. Gần cuối bản Di chúc, Người nhắc phải “phát triển công tác vệ sinh, y tế…”.[6]

Phân tích những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và những điều dặn dò trong Di chúc Bác để lại cho con cháu trước lúc đi xa cho thấy tư tưởng của Người thấm đượm tính nhân văn, bác ái, cao cả và bao dung. Quan điểm về y đức của Bác Hồ bắt nguồn từ truyền thống nhân ái “thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam, đó cũng là tư tưởng nhân văn cao cả và đạo đức cách mạng, biểu hiện trước hết ở tình thương yêu con người sâu sắc mà Người đã khái quát thành một triết lý sống đối với đạo đức nói chung và đạo đức ngành Y tế nói riêng.

Ngày nay, trong xu thế phát triển và hội nhập, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những lời cặn trong Di chúc của Bác về công tác y tế và sức khoẻ càng trở thành kim chỉ Nam giúp Đảng ta xây dựng và hoàn thiện những quan điểm cơ bản có ý nghĩa định hướng cho sự phát triển một nền y học Việt Nam tiên tiến và hiện đại. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về y đức vẫn còn sống mãi và là bài học quý báu, là ngọn đèn soi đường, chỉ lối cho những người làm công tác y tế nước nhà.

–––––––––––––––––––

Chú thích:

[1]. Hồ Chí Minh – Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, năm 2011, Tập 9, Trang 343;

[2]. Hồ Chí Minh – Toàn tập. sđd, Tập 5, Trang 487;

[3]. Hồ Chí Minh – Toàn tập. sđd, Tập 8, Trang 154;

[4]. Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử (1951 - 1955). Nxb Chính trị quốc gia, năm 2007, Tập 5, Trang 511;

[5]. Hồ Chí Minh – Toàn tập. sđd, Tập 15, Trang 36.

[6]. Trích bản Di chúc Bác Hồ viết năm 1968.

Theo đcs

Có thể bạn quan tâm

"Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới"

"Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới"

(GLO)- Trong Di chúc lịch sử để lại cho chúng ta, ngoài việc gửi gắm niềm tin tưởng về một nước Việt Nam “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh“, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi vào đây niềm hy vọng và cũng là yêu cầu chúng ta phải “góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới“.
45 năm lời dặn của Bác: Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về xóa đói, giảm nghèo

45 năm lời dặn của Bác: Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về xóa đói, giảm nghèo

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, Người Cha già của dân tộc trước khi đi xa đã căn dặn về việc “không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân“. 45 năm qua, thực hiện di huấn của Người, Đảng, Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của người dân.

Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 làm theo lời Bác

(GLO)- Ngành Hậu cần Quân đoàn 3 là một trong những “mắt xích“ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Chính vì thế, đơn vị đã cụ thể hóa phong trào thi đua “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy“ bằng nhiều việc làm thiết thực.
Phụ nữ thực hành tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế

Phụ nữ thực hành tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế

(GLO)- Những năm qua, việc học tập và làm theo gương Bác đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên của mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh. Đặc biệt, quá trình học tập, làm theo luôn có sự phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng cán bộ, hội viên và được cụ thể hóa bằng những việc làm như: thực hành tiết kiệm chống tham nhũng lãng phí, sửa đổi tác phong lề lối làm việc, sâu sát cơ sở hay thông qua các mô hình: “kho thóc tình thương“, “ống tiền tiết kiệm“, “hũ gạo tiết kiệm“, “nuôi heo đất“, quỹ “mái ấm tình thương“...
Lời Người dặn về "trồng người"

Lời Người dặn về "trồng người"

Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm chăm lo mọi mặt cho thanh- thiếu niên, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về lý tưởng, đạo đức cách mạng, về văn hóa, khoa học kỹ thuật, rèn luyện năng lực hoạt động thực tiễn... để thế hệ trẻ kế thừa và phát huy được những kinh nghiệm của các thế hệ trước. Cho đến những dòng cuối cùng để lại trong Di chúc, những lời căn dặn của Người vẫn là nền tảng định hướng cho sự phát triển các thế hệ thanh niên Việt Nam hôm nay.

Lời Bác dặn với "nhiệm vụ then chốt"

(GLO)- Trong Di chúc, Bác đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. “Trước hết nói về Đảng“, Bác dặn dò: “...Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân“. Những vấn đề về công tác xây dựng Đảng như lời Bác để lại trước lúc ra đi, đã nhiều lần, trong nhiều nội dung các văn kiện của Đảng đã đề cập. Đặc biệt là những năm gần đây.

45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Những cảm nhận của người trong cuộc

Di chúc Bác viết vào dịp sinh nhật của mình trong suốt 5 năm, khi còn rất minh mẫn, sáng suốt. 5 năm Bác trăn trở, suy nghĩ kỹ càng, viết đi, viết lại, sửa chữa, bổ sung… Do vậy, bản Di chúc tuy vô cùng ngắn gọn súc tích, nhưng hầu như đã chứa đựng toàn vẹn. Bốn mươi lăm năm ngày Bác đi xa, tác giả viết bài này xin nêu những cảm nhận.

Lực lượng vũ trang tỉnh học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Những năm qua, thực hiện lời căn dặn của Bác, Đảng ủy-Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị và phong trào thi đua quyết thắng cùng các cuộc vận động khác.
"Tuổi già nhưng chí không già"

"Tuổi già nhưng chí không già"

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và quan tâm đến người cao tuổi. Người luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt cuộc đời, dù bận nhiều việc nhưng Hồ Chí Minh vẫn luôn dành cho người cao tuổi Việt Nam những tình cảm ân cần và sự quan tâm sâu sắc.

Ngành Tòa án: Làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(GLO)- Quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị và Thông tri số 05-TT/TU ngày 16-6-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thời gian qua, ngành Tòa án tỉnh đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức và thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ đó, cán bộ, công chức có sự tiến bộ về nhận thức, nâng cao văn hóa ứng xử, thực hiện dân chủ, hoàn thành các công việc được giao...

Bác Hồ dạy phải đoàn kết chặt chẽ trong Đảng

(GLO)- Trước lúc đi “gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác...“, trong Di chúc của mình, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, mà muốn xây dựng Đảng thật sự trong sạch vững mạnh thì phải đoàn kết chặt chẽ. Bác khẳng định: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác“.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa. Người đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta những di sản vô giá, trong đó, tư tưởng nổi bật và chủ đạo của Người là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số nói riêng.
Đảng viên phải là tấm gương cho thanh niên

Đảng viên phải là tấm gương cho thanh niên

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng“ vừa “chuyên“. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết“.