An Khê: Người trồng hoa phấn khởi dịp 8-3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Các nhà vườn trồng hoa tại thị xã An Khê vừa thu hoạch xong một lứa hoa mới để phục vụ cho dịp lễ 8-3. Trên gương mặt họ đều tỏ rõ sự vui mừng vì giá hoa bán ra trên thị trường cao hơn tầm 25-30% so với cùng kỳ năm 2014.
 

Vườn hoa của ông Phan Chứ (tổ dân phố 5, phường An Tân) có tổng diện tích 3.000 m2. Trong đó, ông dành 300 m2 để trồng hoa hồng và 1.500 m2 trồng hoa đồng tiền.

Nếu ngày thường, hồng và đồng tiền chỉ bán ra với giá 1.500 đồng/cây thì vào những dịp lễ, mức giá có phần nhỉnh hơn đôi chút. Riêng trong dịp chào mừng kỷ niệm 105 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 năm nay, giá mua hoa của các shop và cửa hàng tăng 500 đồng/bông đối với hoa đồng tiền và 3.500-4.500 đồng/bông đối với hoa hồng. Ông Chứ phấn khởi cho biết: “Lễ 8-3 năm ngoái bán được 4.000 đồng một cành hồng, năm nay tăng lên được 5.000-6.000 đồng kể cả mua tại vườn hay bỏ cho shop hoa. Chúng tôi đã hợp đồng với 2 tiệm hoa tươi trên địa bàn thị xã là Lan Vy và Minh Thảo 1 để cung cấp hoa, vườn có bao nhiêu họ lấy bấy nhiêu”.

 

Ngoài hoa hồng, đồng tiền cũng là một loại hoa khá hút khách. Ảnh: Hồng Thi
Ngoài hoa hồng, đồng tiền cũng là một loại hoa khá hút khách. Ảnh: Hồng Thi

Tương tự, hộ ông Huỳnh Văn Túc, bà Lê Thị Si (ngụ cùng địa chỉ trên) cũng cùng chung tâm trạng hào hứng như thế. Bà Si chia sẻ rằng, từ ngày tham gia dự án Nông thôn-Miền núi và nhận các giống hoa (hồng, đồng tiền, hồng môn…) từ Viện Nghiên cứu rau quả Hà Nội, đến nay, gia đình bà vẫn duy trì và không ngừng nhân rộng cũng chỉ vì đam mê của mình với chúng. Thường nhật, giá hoa bán không được là bao, nhà vườn như bà chỉ trông chờ được vào những ngày lễ, Tết và 8-3 cũng là một trong những thời điểm “ăn nên làm ra” của người trồng hoa.
 

Các shop hoa tươi trên địa bàn khá ưa chuộng hoa được trồng tại An Khê. Ảnh: Hồng Thi
Các shop hoa tươi trên địa bàn khá ưa chuộng hoa được trồng tại An Khê. Ảnh: Hồng Thi

Theo những chủ nhà vườn, thị trường hoa hiện tại khá khan hiếm, các nhà vườn trên địa bàn cũng chỉ cung ứng được khoảng 10% nhu cầu hoa trong dịp lễ này. Phần lớn hoa tại cửa hàng vẫn được chủ shop nhập từ Đà Lạt về. Tuy nhiên, hoa An Khê lại được người bán ưa chuộng hơn bởi độ tươi sắc, bung cánh đều, giá thành mềm và không tốn nhiều chi phí vận chuyển. “Hoa chúng tôi trồng cũng to cũng đẹp và phong phú màu sắc chẳng kém gì hoa Đà Lạt cả. Đặc biệt, điểm nổi bật hơn hết là hồng An Khê trong quá trình cắm trưng không bị rụng cánh và sẽ khô cứng khi tàn. Hiện đồng tiền tôi có đầy đủ các màu, riêng hồng có nhung đỏ, vàng chanh, vàng nghệ, vàng ánh trăng, hồng đậm, hồng phấn và trắng”-ông Chứ liệt kê.
 

Bên cạnh nhận cung cấp hoa cho các tiệm hoa tươi trên địa bàn, các nhà vườn còn sẵn sàng gói, cắm lẵng hoa theo yêu cầu của khách hàng. “Riết thành quen nên nhiều cơ quan, tổ chức của thị xã cũng hay đến nhà đặt tôi cắm hoa để trang trí trong các buổi tọa đàm, gặp mặt. Tùy theo số lượng hoa cắm và độ phức tạp của từng lẵng mà tôi báo giá, dao động từ 80.000 đồng đến 300.000 đồng. Vào đúng ngày 8-3, tôi cũng bày biện hoa để bán và nhận gói hoa trước cổng nhà nhằm phục vụ cho người mua lân cận và các cháu học sinh”-ông Chứ vui vẻ cho hay.
 

Dấu hiệu khả quan từ thị trường giúp người trồng hoa An Khê mạnh dạn mở rộng diện tích. Ảnh: Hồng Thi
Dấu hiệu khả quan từ thị trường giúp người trồng hoa An Khê mạnh dạn mở rộng diện tích. Ảnh: Hồng Thi

Trước những dấu hiệu khả quan từ thị trường địa phương trong những năm trở lại đây, người trồng hoa An Khê đã và đang bắt tay vào mở rộng diện tích. Bên cạnh hồng và đồng tiền, một số loại hoa trang trí kèm theo không thể thiếu như: tùng thông (măng tây xanh), bibi, hồng môn, dương xỉ, salem… cũng có sức hút mạnh và được nhà vườn mạnh dạn đầu tư nhân giống. Bên cạnh 3.000 cây hồng cho thu hoạch ổn định mỗi ngày, ông Chứ vừa trồng thêm gần 1.000 cây nữa và hiện tất cả đều đang sinh trưởng, phát triển tốt. Hộ bà Si cũng tăng thêm diện tích hoa lên 500 m2. Thêm vào đó, nhiều người dân thị xã cũng bắt đầu thử sức trồng hoa, dù số lượng và quy mô vẫn còn nhỏ lẻ. Điều này cũng cho phép chúng ta hy vọng rằng, trong tương lai không xa, các nhà vườn nơi đây có thể đáp ứng được nhu cầu về hoa cho thị xã cũng như các huyện lân cận vào những dịp lễ như thế này.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm