6 cách ăn tỏi giúp kiểm soát mức cholesterol cao và bệnh tiểu đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỏi có nhiều giá trị dinh dưỡng. Kết hợp tỏi vào các bữa ăn thông thường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Đặc biệt trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm mức chất béo trung tính.

Trang Health Shots cho biết việc kết hợp tỏi vào chế độ ăn uống thông thường của bạn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bao gồm tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm mức chất béo trung tính.

Mặc dù tỏi sống có thể không hợp khẩu vị với tất cả mọi người, nhưng có một số cách ngon và hiệu quả để tiêu thụ tỏi và tối đa hóa lợi ích của tỏi mà có thể bạn chưa biết.

Dưới đây là 6 cách ăn tỏi hàng ngày để đạt được lợi ích tối đa.

Ăn tỏi sống khi bụng đói: Ăn tỏi sống khi bụng đói có thể giúp giảm mức cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Allicin, một hợp chất có trong tỏi sống, được biết đến với đặc tính làm giảm cholesterol và làm loãng máu. Để trải nghiệm những lợi ích này, chỉ cần ăn một vài nhánh tỏi sống với một cốc nước vào buổi sáng.

Allicin bị pha loãng khi nấu chín, vì vậy cách lí tưởng để ăn tỏi là ăn sống khi bụng đói. Do đó, ăn tỏi sống với một cốc nước là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe tim mạch và kiểm soát bệnh tiểu đường trong khi vẫn giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Nếu lo lắng về hơi thở có mùi tỏi, bạn có thể uống tỏi với chanh, giấm táo hoặc nước nóng để kiểm soát.

Trà tỏi: Trà tỏi là một lựa chọn tuyệt vời cho những người thích hương vị nhẹ hơn trong khi vẫn tận hưởng những lợi ích của tỏi.

Để chuẩn bị trà tỏi, hãy nghiền nát một tép tỏi và thêm vào một cốc nước. Đun sôi trà trong vài phút rồi thêm 1-2 thìa cà phê quế.

Để hỗn hợp nóng trong vài phút trước khi tắt lửa. Cuối cùng, thêm một thìa mật ong và nửa thìa nước cốt chanh. Tách trà tỏi có thể giúp tăng cường miễn dịch.

Tỏi và mật ong: Kết hợp tỏi với mật ong là một cách hiệu quả khác để đưa tỏi vào thói quen hàng ngày của bạn.

Cắt một tép tỏi thành ba đến bốn miếng và đặt chúng lên một cái thìa. Thêm một vài giọt mật ong vào thìa và để yên trong vài phút. Sau đó, nhai tỏi cẩn thận và nuốt.

Hãy để tỏi thành một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Ảnh: Xinhua

Hãy để tỏi thành một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Ảnh: Xinhua

Nếu mùi vị quá nồng, bạn có thể nhấp vài ngụm nước ấm cùng với hỗn hợp trên. Bạn có thể uống một thìa hỗn hợp này khi bụng đói hàng ngày để giảm bớt các triệu chứng trào ngược axit và nôn trớ.

Tỏi nướng: Tỏi nướng mang lại hương vị êm dịu và hơi ngọt trong khi vẫn giữ được những lợi ích sức khỏe.

Để nướng tỏi, cắt bỏ phần đầu của củ tỏi, để lộ các tép tỏi. Làm ướt tỏi bằng dầu ô liu và bọc trong giấy nhôm. Nướng trong lò ở nhiệt độ 400°F (200°C) trong khoảng 10-15 phút hoặc cho đến khi tép trở nên mềm và vàng.

Sau khi nguội, lấy các tép tỏi đã nướng ra khỏi vỏ nhôm và phết lên bánh mì hoặc trộn chúng vào nước chấm và nước sốt. Tỏi nướng làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho các món ăn của bạn đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Sử dụng tỏi trong nấu ăn hàng ngày: Một trong những cách dễ nhất để kết hợp tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn là thêm tỏi vào các bữa ăn thông thường.

Tỏi có thể kết hợp với nhiều món ăn, bao gồm rau, cà ri, món hầm, súp và món xào. Hãy nhớ rằng tỏi nấu chín có thể làm giảm hiệu lực của allicin, vì vậy nếu bạn muốn tối đa hóa lợi ích sức khỏe của tỏi, hãy thêm tỏi sống băm nhỏ vào thức ăn khi đã nấu chín ngay trước khi ăn.

Dầu tỏi: Dầu tỏi là một cách khác để tận hưởng những lợi ích của tỏi. Dầu ngâm tỏi có thể được sử dụng trong nấu ăn, trộn salad hoặc làm nước xốt thơm ngon trên rau nướng hoặc bánh mì.

Để làm dầu tỏi, bạn bóc vỏ và nghiền nát vài tép tỏi, sau đó chiên tỏi trong dầu ăn, chẳng hạn như dầu ô liu hoặc dầu bơ.

Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ, đảm bảo rằng tỏi không bị cháy. Tắt bếp và để nguội. Lọc dầu để loại bỏ các miếng tỏi và chuyển dầu vào một chai sạch, kín khí. Bảo quản dầu tỏi trong tủ lạnh tối đa hai tuần và sử dụng dầu tỏi như một chất bổ sung thơm ngon cho các món ăn.

Có thể bạn quan tâm